>> Những binh đoàn bí mật của Tổng thống Mỹ


Mới đây, cuốn sách “Những lực lượng bí mật của tổng thống” do Marc Ambinder biên soạn mang tới độc giả cái nhìn cận cảnh về các binh đoàn Mỹ hùng mạnh nhất.



Với tấm lá chắn là lực lượng chủ lực của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt, Chính phủ Mỹ đang cố tình giấu nhẹm đi mọi hoạt động của các binh đoàn này.

Theo Ambinder, Tổng thống Obama và cộng sự có một sức mạnh vô hình rất lớn khiến thế giới lãng quên và xóa bỏ dù là chút ít hình ảnh những lực lượng bí mật được công khai.

Ambinder gọi những lực lượng bí mật là “thực thể sống”. Chính quyền Mỹ đã và đang chi một khoản tiền khổng lồ nhằm giữ kín chúng. Không ai có thể tin mọi hoạt động của “thực thể sống” đều thể hiện sức mạnh và nhiều âm mưu toan tính.

Dưới đây là một trong số các lực lượng như vậy:

http://nghiadx.blogspot.com
Toàn cảnh trụ sở Cục An ninh quốc gia Mỹ.

1. Lực lượng F6: Tại các đại sứ quán trên khắp thế giới, các chuyên viên phân tích thuộc NSA kết thành một mạng lưới khổng lồ, lấy thông tin từ CIA nhằm chặn đứng các dấu hiệu nguy hại với Mỹ tại các địa điểm mục tiêu.

Đây là lá bài then chốt Mỹ "cài" để theo dõi tình hình chính trị và sẵn sàng tiến hành mọi động thái quân sự. Đa phần nhân viên F6 được quản lý bởi tổ chức SCS - “đứa con cưng” của CIA và NSA.

Một khi CIA cần thăm dò hoặc đặt máy ghi âm tại văn phòng đại sứ quán nước ngoài, F6 sẽ nhận lệnh từ các chuyên viên được bố trí công tác tại đại sứ quán Mỹ, cài người và thiết bị định vị để xử lý thông tin.

2. Trung tâm điều hành các chương trình ứng dụng mặt đất (GAPO): Đặt trụ sở tại Belvoir với chuyên môn vận hành các công nghệ do thám bí mật và chương trình thu nhận thông tin phục vụ hoạt động tình báo cấp cao của quân đội.

Ambinder cho biết "đại gia tìm kiếm" Google dường như bất lực về mọi tài liệu có liên quan tới GAPO. Tuy nhiên, ông tiết lộ bản báo cáo của một cựu giám đốc GAPO cho biết trung tâm này luôn tuân thủ một tôn chỉ nghề nghiệp chặt chẽ. Ấy là "Trách nhiệm đi đôi với phát triển".

Hoạt động chính của trung tâm là quan sát mục tiêu, giữ bình ổn hơn 190 chương trình xử lý chạy cùng lúc, tiếp nhận dự án tình báo và đánh giá quân trang.

Ngân sách Nhà Trắng chi cho GAPO hàng năm lên tới trên 500 triệu USD. Riêng tư lệnh chỉ huy được tuyển chọn thông qua một ban điều hành quản lý hai chương trình quân sự hàng đầu của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt.

3. Trung tâm thử nghiệm bay thuộc Biệt đội Không quân số 3: Được biết tới với mật danh "Phi đội bay trinh sát thứ 30" nằm vùng tại khu vực 51 gần hồ Groom, căn cứ không quân Creech.

Bấy lâu nay, dư luận vẫn tưởng căn cứ thực của Biệt đội Không quân số 3 ở California, song đó thực chất chỉ là vỏ bọc. Biệt đội này huấn luyện cả nam và nữ quân nhân, đóng vai trò điều hành các trung tâm thí nghiệm quân sự tại hồ Groom theo chỉ đạo của không quân Mỹ và CIA.

Ambinder gọi đó là "miền đất hứa" nằm trong lòng khu vực 51.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái tại căn cứ không quân Creech.

Phi đội trinh sát thứ 30 tiếp tục được chia nhỏ nhằm thí nghiệm các dự án máy bay không người lái và bố trí hoạt động các cảm biến không gian, điển hình là chiếc RQ-170 đã "xới tung" Iran tháng 12/2011.

4. Phi đội trực thăng số 1 USAF: Hoạt động bằng mật danh "Mussel", lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch tình báo "nhanh và chớp nhoáng" của không quân tại thủ đô Washington. Nơi đây chính là đầu não chi phối hoạt động các cơ quan dân vận và tình báo trên khắp thế giới của Mỹ.

Không quá khó để nhận ra sự hiện diện của các phi cơ chiến đấu UH N1 gần Washington, thậm chí hai chiếc "lơ lửng" trên bầu trờì gần căn cứ chỉ để quan sát tình hình bên dưới mặt đất.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay Boeing 757 là vũ khí tác chiến được Bộ An ninh nội địa và phi đội trực thăng số 1 USAF sử dụng.

5. Lực lượng hải quân tiếp ứng vô danh: Nằm vùng tại sông Potomac, Washington, từng gây xôn xao khi căn cứ hoàn thành năm 2003.

Có thể nói đây là một vị trí đắc địa với các khu nhà cao tầng bí ẩn, có vẻ được bảo mật an ninh rất kín kẽ. Các thành viên Hiệp hội Nghệ thuật Washington bị buộc yêu cầu giữ kín mọi hoạt động và mục tiêu quân sự nếu muốn được sống yên thân.

Một quan chức Mỹ từng khẳng định Nhà Trắng rất chú ý bao bọc nơi đây, tránh để lộ tên đơn vị hải quân đứng sau khu căn cứ cùng bất kỳ mối liên quan nào với phương thức hoạt động tình báo.

Điều này khiến Ambinder kết luận: rõ ràng một "núi" bí mật được cất giấu ngay tại Washington mà chẳng một ai biết.

6. Trung tâm Công nghệ chuyên dụng SCO: Đây là nơi giải quyết mọi vấn đề hóc búa về kỹ thuật công nghệ của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt hoặc CIA.

SCO được ủy quyền bỏ qua mọi khâu trung gian trong thí nghiệm và đưa vào vận hành các loại vũ khí chiến tranh. Nhà Trắng bí mật thành lập SCO nhằm tìm kiếm, phát triển, áp dụng, thử nghiệm và sản xuất hệ thống vũ khí chiến đấu cho toàn bộ quân đội Mỹ, nhân viên ở đây đa phần là các chuyên gia về đạn dược, súng, pháo hay xe vận chuyển.

Chính nhiều hệ thống quân sự do Mỹ công khai đều "qua tay" SCO, đơn cử như máy bay không người lái Predator được vũ trang hay hệ thống dò tìm RFID.

Trung tâm này hoạt động song song với Phi đội trực thăng số 1 USAF, được coi là "ngân hàng đen" về vũ khí chiến tranh rải rác công nghệ "kinh điển" vào các mặt trận.

Trong sơ đồ tổ chức của Lầu Năm Góc, mọi thông tin SCO phải trình báo lên Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng về các hệ thống và khái niệm cao cấp.

7. Phi đội bay tác chiến đặc biệt số 227 (SOF): Đóng tại căn cứ không quân McGuire AFB, New Jersey. Thành viên thuộc SOF điều khiển 2 máy bay tác chiến FEST nhằm ứng phó trong các tình huống khẩn cấp. Một điểm đặc biệt là SOF luôn ở chế độ sẵn sàng ngay khi nhận lệnh bố trí các tình báo Mỹ cùng phái đoàn ngoại giao tới hiện trường khủng bố và khu vực chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân McGuire AFB là nơi đóng quân của phi đội bay SOF.

8. Đơn vị quân đội chuyên biệt: Gần như không có thông tin gì về đơn vị này tại căn cứ quân sự Fort Bragg.

Người ta vẫn hoài nghi nơi đây chuyên đào tạo và cung cấp tình báo viên làm việc theo thời hạn cho các lực lượng quân đội đặc biệt ở Mỹ.

Ambinder chỉ ra tên Biệt đội BI - một cơ cấu được xây dựng hoàn toàn bởi các điều tra viên và người thẩm vấn là phụ nữ. BI hoạt động riêng lẻ, tập hợp tin tình báo và liên lạc với một số đơn vị ở các căn cứ quân sự khác dưới quyền chỉ đạo từ CIA.

9. Biệt đội Thí nghiệm bay số 486: Đóng trụ sở tại căn cứ không quân Eglin AFB. Một trong 6 biệt đội bay thuộc nhóm 486 luôn ở trạng thái cảnh báo quân sự trong khi tiến hành các chiến dịch đặc biệt cùng các nhiệm vụ tình báo trên toàn cầu.

Là "anh em" với 486, Biệt đội tác chiến chuyên biệt mang số hiệu 427 đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA. Đây được ví như những kế hoạch "sóc bay" bí mật, diễn ra tại Eglin AFB và căn cứ không quân Pope.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân Pope là nơi diễn ra hoạt động đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA.

10. Lực lượng hỗ trợ tác chiến (MSA): Là một đơn vị tình báo mang số hiệu 17 "không được công nhận" sau khi tách ra từ quân đội và hợp nhất với một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt vào năm 2003.

MSA nhận ngân sách hàng năm khoảng 80 triệu USD, tập hợp nhân viên tình báo hỗ trợ quân sự cho các chiến dịch tại các khu vực mà "những cái vòi bạch tuộc" của CIA tỏ ra vô dụng.

MSA liên tiếp được chỉ đạo bởi các chuyên gia, cùng với những trung khu tình báo thông qua hệ thống thông tin cảnh báo tối tân. Lực lượng này từng được CIA bố trí ngầm tại Afghanistan năm 2002 dưới tên gọi Gray Fox (Cáo xám), sau đó bị lộ và buộc phải chuyển thành Intrepid Spear (Những binh sĩ dũng cảm) năm 2005.

MSA được cho là anh em với Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt với tên gọi thân mật là "Biệt đội hành động". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, không có thông tin nào về mật danh chính thức của lực lượng này vì MSA luôn lấy chiến thuật "thay tên đổi dạng" để bí mật hoạt động

0 nhận xét:

Đăng nhận xét