>> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử
Cách đây gần 50, Liên Xô khiến cả thế giới bàng hoàng bởi một vụ thử hạt nhân được ghi nhận khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Đám mây hình nấm từ vụ nổ có độ cao tới 64km, rộng 40km. Ảnh chụp từ máy bay quan sát Tu-16. Vụ thử có đương lượng nổ lên đến 50 megaton, một báo cáo của Mỹ cho biết vụ nổ lên đến 57 megaton, tương đương với sức nổ của khoảng từ 50-57 triệu tấn TNT. Năng lượng tỏa ra từ vụ nổ tương đương với 1,4% năng lượng một lần phát xạ của mặt trời. Thiết kế ban đầu tạo ra một vụ nổ có đương lượng nổ lên đến 100 megaton, tuy nhiên sau đó giảm xuống khoảng 57 megaton để giảm mức độ bụi phóng xạ. Năng lượng từ vụ nổ lớn gấp 10 tổng lượng thuốc nổ được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm cả hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. "Nhân vật chính" của vụ nổ là Tsar- bomba, một quả bom khinh khí ba giai đoạn. Ban đầu một quả bom hạt nhân được kích nổ để tạo ra chuỗi phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, sau đó năng lượng từ vụ nổ này tạo ra chuổi phản ứng nhiệt hạch lớn hơn nữa. Tsa-bomba, một kỷ lục trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Tsar-bomba đươc đưa đến vùng thử nghiệm bằng một chiếc Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt do thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển cất cánh từ sân bay trên bán đảo Kola, cùng với một chiếc Tu-16 tiến hành quan sát vụ nổ. Cả 2 máy bay đều được sơn một màu trắng phản quang đặc biệt để hạn chế hư hại do bức xạ nhiệt từ vụ nổ. Do quả bom có kích thước dài 8 mét, đường kính 2 mét, nặng đến 27 tấn, chiếc Tu-95V buộc phải bỏ bớt khoang chứa bom và các thùng nhiên liệu để có thể mang nó. Thả từ độ cao 10,5km và có dùng một chiếc dù hãm tốc độ, để đội bay có đủ thời gian rời khỏi vùng nguy hiểm, quả bom được kích nổ lúc 11h30 ngày 30/10/1961 trên trường thử hạt nhân Mityushikha thuộc đảo Novaga Zemlya tại biển Bắc Băng Dương ở độ cao 4km so với mặt đất, 4,2 km so với mực nước biển. Tsa-bomba rời máy bay. Sức tàn phá khủng khiếp Đến nay, dù đã 50 năm trôi qua, nhưng vụ thử hạt nhân của Liên Xô vẫn giữ kỷ lục "bất khả xâm phạm", những thống kê từ vụ nổ vẫn khiến nhân loại rùng mình. Mặc dù được kích nổ từ độ cao 4km, song năng lượng từ vụ nổ gây ra một cơn địa chấn lên đến 5,7 độ richter. Vụ nổ được thực hiện trên không nên phần lớn năng lượng không được chuyển thành sóng địa. Tuy nhiên, các máy móc đã ghi nhận được ảnh hưởng địa chất của vụ nổ trong lần chạy thứ ba quanh trái đất So sánh sức công phá của Tsar Bomba với những quả bom khác. Sóng xung kích tạo ra trong không khí, san bằng mặt đất như một sân bóng với bán kính tới 55km, bán kính phá hủy lên đến 900km từ tâm vụ nổ. Thậm chí, ở Phần Lan và Thụy Điển nhiều nhà đã bị vỡ cửa kính hàng loạt do tác động của vụ nổ. Theo đo đạc của các chuyên gia, sức nóng từ vụ nổ khiến người ở cách xa 100km có thể bị bỏng cấp độ 3. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy ở khoảng cách 1.000km bất chấp trời nhiều mây, đồng thời hội tụ khí quyển gây thiệt hại ở bán kính 1.000 km. Phản ứng phân hạch trong vụ nổ tạo ra năng lương tương đương 1,4% tổng năng lượng phát ra từ mặt trời. Video Tsa-bomba Test Tsar Bomba là bước tiến của nhân loại trong việc chinh phục, chế ngự năng lượng hạt nhân nhưng cũng là sự thử nghiệm mang tính răn đe trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Rất may cho nhân loại chỉ có duy nhất 1 quả bom kiểu này được chế tạo. Mặc dù hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã được đưa ra từ năm 1996. Song không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt bút ký vào đó. Nhiều nước vẫn âm thầm tiến hành các công tác nghiên cứu để sở hữu loại vũ khí hủy diệt ghê gớm này. Hoạt động nghiên cứu, chế tạo chỉ chấm dứt khi nhân loại xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng bao giờ mới đến lúc đó? |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét