>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V


Hệ thống tên lửa Agni V của Ấn Độ mới đây mang trong mình các cải tiến công nghệ quan trọng nhất của Ấn Độ, hứa hẹn sẽ là quân bài chiến lược quan trọng.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni V

Được nghiên cứu và phát triển tại Phòng Thí nghiệm các hệ thống quốc phòng tiên tiến (ASH) tại Hyderabad, Agni V có tầm bắn 5.000km. Tuy vậy với khả năng cơ động của mình, nó có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu xa hơn con số trên.

Lấy một cuộc chiến giả định, với Thụy Điển chẳng hạn, tên lửa Agni V đặt tại Bangalore sẽ không đủ sức vượt khoảng cách 7.000km tới Stockholm nhưng nếu tên lửa được chuyển tới Amritstar, thủ đô Thụy Điển sẽ rời vào tầm khống chế.

Tương tự như vậy, thành phố xa nhất phía Bắc Trung Quốc là Harbin sẽ nằm trong tầm bắn của Agni V khi tên lửa này được triển khai tại Đông Bắc Ấn Độ. Như vậy, Agni V có thể bắn tới tất cả các châu lục, trừ châu Mỹ.

Trong kho vũ khí Ấn Độ, Agni V sẽ là tên lửa đầu tiên có thể di chuyển trên đường bộ và được bọc kín, giống như loại Đông Phong 31A khiến giới quan sát xôn xao khi Trung Quốc trình diễn trong diễu binh mừng quốc khánh 1/10/2010.

So với Agni III, Agni V sử dụng tối đa các cấu trúc composite để giảm trọng lượng đến mức thấp nhất và có thêm tầng thứ ba, vì vậy Agni V bay xa hơn được 1.500km so với đàn anh của nó.

Avinash Chander, giám đốc phòng thí nghiệm ASL giải thích: “Agni V được thiết kế để cơ động trên đường bộ”, từ nay tất cả các loại tên lửa chiến lược mặt đất của Ấn Độ đều có thể được bao bọc bằng lớp bảo vệ sử dụng trong hệ thống Agni V”.

Lớp bao bọc tên lửa được làm bởi hợp kim sắt-nickel không chứa carbon, giúp tạo ra môi trường kín bảo quản tên lửa trong nhiều năm. Lớp bao bọc sẽ hấp thụ một phần lớn lực ép từ sức đẩy 300-400 tấn sản sinh trong quá trình phóng tên lửa.

Công nghệ bao bọc tên lửa lần đầu tiên được Ấn Độ nghiên cứu cho dòng tên lửa đối hải Brahmos. Công nghệ này được phát triển hoàn chỉnh ở dòng tên lửa phóng ngầm dưới mặt biển K15 được phát triển tại Hyderabad cho tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.

Sức mạnh khủng khiếp trong tương lai

Một trong các đột phá công nghệ tiếp theo sau thành công của Agni V là việc phát triển đầu đa đa mục tiêu độc lập (MIRV). Theo đó, Agni V sẽ được trang bị từ 3-10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể nhắm đến một mục tiêu độc lập cách nhau hàng trăm kilomet. Có thể đặt chế độ cho hai hoặc nhiều đầu đạn nhắm vào cùng một mục tiêu. Theo Giám đốc ASL Avinash Chander, công nghệ MIRV đã đạt được những bước tiến rất lớn trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, công nghệ MIRV sẽ chỉ được áp dụng trên Agni V trong vòng 4-5 năm tới do cần được kiểm tra và thử nghiệm.

Công nghệ MIRV tương tự như kỹ thuật phóng nhiều vệ tinh với cùng một tên lửa đẩy, tuy nhiên đối với vệ tinh, việc phóng chệch một km so với độ cao quỹ đạo dự định vẫn được coi là thành công. Trong khi đó, khi MIRV sử dụng cho mục đích quân sự cần độ chính xác cao hơn nhiều. Mỗi đầu đạn được phóng đi sẽ phải rơi trong vòng 40 mét tính từ mục tiêu dự định. Khoảng cách 40m là đủ để một đầu đạn hạt nhân loại nhỏ có thể phát huy sức mạnh của mình.

Các nhà hoạch định chiến lược của Ấn Độ dù vẫn bảo lưu quan điểm không sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhưng cũng đánh giá MIRV là một công nghệ không thể thiếu. Ngay cả nếu Ấn Độ bị tấn công hạt nhân phủ đầu và kho vũ khí chiến lược bị phá hủy phần lớn, chỉ cần một số tên lửa còn lại cũng đủ để trả đũa đối thủ với sức công phá cực lớn. Chỉ cần vài tên lửa Agni V là có thể đạt được năng lực tấn công ở mức yêu cầu.

Với MIRV, chỉ cần một tên lửa Ấn Độ cũng có thể vô hiệu hóa lớp phòng thủ của đối phương. Việc phát hiện và bắn hạ nhiều đầu đạn hạt nhân khó khăn hơn nhiều so với việc can thiệp vào đầu đạn duy nhất. MIRV cũng được trang bị hệ thống điện tử để làm nhiễu radar trong trường hợp đối phương tìm cách bắn hạ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét