>> Tiêm kích Mirage: lựa chọn của Israel

Tiêm kích đa năng Kfir của Israel được chế tạo dựa trên khung máy bay Dassault Mirage-5, với hệ thống điện tử hàng không và động cơ phản lực do Israel chế tạo.

>> Đánh giá thực lực quân đội Pháp
>>Ấn Độ nâng cấp Mirage 2000


Thiết kế Mirage-5 của Pháp bị đánh cắp như thế nào?

Giữa thập niên 1960, Israel tăng cường sức mạnh quân sự bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc mua vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của các nước phương Tây và Mirage của Pháp được nhắm tới.

Cơ hội ngẫu nhiên

Theo yêu cầu của Israel, Hãng Dassault Aviation (Pháp) bắt đầu phát triển Mirage 5, một biến thể tấn công mặt đất.

Theo đề nghị của Israel, hệ thống điện tử hàng không đặt ở sau buồng lái bị loại bỏ, cho phép tăng khả năng mang nhiên liệu và giảm giá thành bảo dưỡng.

Năm 1968, Dassault hoàn thành sản xuất 50 chiếc Mirage-5J cho Israel, nhưng lệnh cấm vận vũ khí do Chính phủ Pháp áp đặt năm 1967 đã ngăn Dassault chuyển giao máy bay.

Tuy vậy, không lâu sau đó, Israel đáp trả bằng việc sản xuất không giấy phép một loạt bản sao gần như nguyên vẹn của Mirage 5. Thành công của chiến dịch này nằm ngoài sức tưởng tượng của chính những người trong cuộc.


http://nghiadx.blogspot.com
Mirage, niềm tự hào của nước Pháp. Ảnh: Giantbomb

Có rất nhiều vụ việc lớn được bắt đầu một cách ngẫu nhiên và điều này xảy ra với nhân vật chính trong câu chuyện là Alfred Frauenknecht, một người Thuỵ Sỹ gốc Đức, kỹ sư trưởng của một chi nhánh thuộc công ty Sulzer Brothers tại Thuỵ Sỹ chuyên sản xuất máy bay tiêm kích phản lực Mirage.

Chính phủ Thuỵ Sỹ lúc đó đã đặt mua những chiếc máy bay của công ty Dassault với điều kiện loại máy bay này sẽ được sản xuất tại Thuỵ Sỹ. Frauenknecht là người giám sát dự án này và anh ta thường phải gặp gỡ các kỹ sư Israel ở Paris. Các kỹ sư này thường đến hãng Dassault để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật. Frauenknecht kết bạn với một vài người kỹ sư và thường nói chuyện với những người Israel về các chủ đề quân sự và chính trị.

Sau Cuộc chiến 6 ngày (Cuộc chiến ở vùng Cận Đông xảy ra giữa Israel và các nước Ai cập, Lybia, Iraq, Jordan), các nhà chế tạo máy bay Pháp đã mời các chuyên gia Israel đến Paris để chia sẻ với họ về những kinh nghiệm thực tiễn do chính các phi công và kỹ thuật viên của Israel thực hiện trong thời gian chiến sự thực tế.

Là người Thuỵ Sỹ có cảm tình với đất nước Israel, Frauenknecht cho rằng, toàn bộ châu Âu đã phải chịu ơn người Do Thái về những gì đã xảy ra với họ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ 2. Các buổi tiếp xúc cá nhân của anh ta với những kỹ sư Israel đã tăng thêm sự tin tưởng này.

Vào thời điểm đó, nước Pháp bắt đầu từ chối cung cấp cho Israel 50 chiếc máy bay tiêm kích Mirage-5J trong khi tiền đã được trả đầy đủ. Một số kỹ sư khi làm việc với Frauenknecht đều biết được thái độ thiện chí của anh ta đối với Israel. Và những người Israel đã tận dụng cơ hội đó, hai đồng nghiệp Israel của Frauenknecht đã đến hỏi thẳng xem anh ta có thể giúp họ có được những bộ phận dự trữ để chế tạo những chiếc máy bay đó và ngay lập tức nhận được câu trả lời. "Tôi có thể làm tất cả những gì trong khả năng của tôi", Frauenknecht nói, "nhưng tôi chưa ký hợp đồng. Tôi cần phải có một công việc. Ngoài ra, tôi có thể sẽ giới thiệu các anh đến gặp trực tiếp chính phủ Thuỵ Sỹ".

Trên thực tế, người Israel luôn muốn Chính phủ Thuỵ Sỹ trả lời họ về việc, liệu chính phủ Thuỵ Sỹ có thể giúp họ có được các phụ tùng của những chiếc máy bay Mirage hay không và họ đã nhận được câu trả lời là không. Một vài phi công Pháp học cùng với phi công Israel cũng tỏ ý sẵn sàng chuyển một số bản vẽ Mirage đến Israel. Nhưng yêu cầu của họ không rõ vì sao không được chấp nhận hoặc vì lý do Israel không muốn gây căng thẳng với Pháp nếu bại lộ.

Quyết định mạo hiểm

Lãnh đạo Mossad quyết định nhờ cậy đến Frauenknecht một lần nữa. Tháng 4/1968, hai nhân viên của Mossad là đại tá Zvi Allon và đại tá Nehemiah Haim đã đến gặp kỹ sư Thuỵ Sỹ này ở khách sạn Ambasador tại Zurich, nhờ giúp đỡ hoặc có thể được tư vấn. Lần này câu trả lời Frauenknecht lịch sự nhưng hơi loanh quanh, anh ta hứa sẽ làm tất cả những gì có thể, nhưng nói không dám vi phạm pháp luật. Allon và Haim trở về Israel ngay sau đó và hoàn toàn không tin tưởng công việc sẽ có kết quả tốt đẹp. Một thời gian sau, Frauenknecht gọi điện đến Đại sứ quán Israel ở Paris đồng ý hợp tác. Allon ngay lập tức đi đến Zurich.

Những người Israel lần này rất ngạc nhiên vì người kỹ sư kia đã đón tiếp họ ở một nơi hẻo lánh, nơi mà không một quan chức nào của chính phủ Thuỵ Sỹ hay những nhà kinh doanh có tiếng tăm nào lại đến nơi này. Frauenknecht nói rằng đây là để tránh những cặp mắt soi mói của họ chĩa vào cuộc gặp của mình với những nhân viên tình báo Israel. Ngồi trong một quán bar biểu diễn thoát y vũ, Frauenknecht lập tức vào việc: "Các anh chỉ mất thời gian vào việc tìm kiếm các bộ phận dự trữ. Tôi không thể giúp các anh có được Mirage".

Đại tá Allon đồng ý với câu trả lời của Frauenknecht và cho rằng, điều này là không thể, bởi vì Mirage của Thuỵ Sỹ được cất giữ trong boong-ke dưới lòng đất ở Alpes. Israel cũng hoàn toàn không muốn mối quan hệ với Chính phủ Thuỵ Sỹ trở nên phức tạp hơn. "Tôi không nói bất cứ điều gì về vụ đánh cắp máy bay", Frauenknecht bác bỏ, "tôi không có ý định trở thành kẻ phản quốc và cũng không có ý định đưa cho các anh các bản vẽ Mirage". Những người Israel nhìn người kỹ sư đó với thái độ hết sức băn khoăn, với thái độ như vậy thì anh ta tiến hành cuộc gặp này để làm gì?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét