>> Những siêu phẩm có số phận hẩm hiu của Liên Xô (P1)
Một trong những điểm chung mà siêu phẩm của Liên Xô phải chịu cảnh chết yểu là do quá to, quá độc và quá lạ. >> Kalinin K-7 - 'siêu pháo đài bay của Liên Xô Siêu pháo đài bay K-7 giữ kỷ lục mang bom nhiều nhất trong thời đại máy bay cánh quạt. Nền công nghiệp quốc phòng của Liên Xô từng tạo ra nhiều vũ khí huyền thoại nhưng cũng không ít “siêu phẩm” có số phận hẩm hiu. Những vũ khí có kích thước khủng đầu tiên của Liên Xô xuất hiện từ những năm 1930 không lâu sau khi nhà nước Liên bang Xô Viết ra đời. Pháo đài bay K-7 Đầu năm 1930, nhà thiết kế máy bay Konstantin Kalinin đã nghiên cứu, phát triển, chế tạo thành công máy bay ném bom hạng nặng Kalinin K-7. Điều làm cho K-7 được xưng tụng như là kỳ quan thế giới vì nó sở hữu kích thước khổng lồ, một trong những máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất từng được chế tạo trước khi lịch sử hàng không bước vào thời đại phản lực. K-7 có sải cánh dài 53m, chỉ kém một chút so với cánh “pháo đài bay” B-52, nhưng diện tích cánh K-7 lớn hơn nhiều. Với biến thế quân sự, K-7 được xem là pháo đài với 12 tháp pháo có những bộ phận tiếp đạn được điện khí hóa - công nghệ cực kỳ hiện đại vào thời điểm đó. Ngoài ra, máy bay có thể mang được 16 tấn bom, nếu so với pháo đài bay B-17 (2 - 3 tấn bom) hay B-29 (9 tấn bom) mà Mỹ tự nhận thì chẳng khác nào đem so “người không lồ và chàng tí hon”. Kỷ lục này giữ tới tận khi B-36, B-52 ra đời mới bị phá vỡ. Độc đáo hơn, trong thiết kế K-7, Kalinin dự định phát triển biến thể chở khách. Nó có thể chứa được 128 hành khách trong cánh khổng lồ của máy bay, trên thân thiết kế 16 phòng hạng sang bên trong. Nhưng các dự định không thành hiện thực, một phần vì thiết kế chứa quá nhiều tham vọng, trong khi công nghệ chưa thể theo kịp. Kalinin K-7 cất cánh thành công ngày 11/8/1933 nhưng từ đó nó bộc lộ một số vấn đề về tính không ổn định và sự rung mạnh do khung thân cộng hưởng tần suất động cơ gây nên. Hậu quả, ngày 21/10/1933, K-7 gặp tai nạn do có sự cố cánh đuôi làm 14 người thiệt mạng. Dự án bị đình chỉ sau đó 2 năm. Tư liệu về K-7 ngày nay chỉ còn trong bức hình đen trắng và ảnh đồ họa máy tính. Vài chục năm sau khi K-7 ra đời, công nghệ kỹ thuật Liên Xô tăng tiến vượt bậc và lại có thêm những siêu phẩm khủng hơn tiếp bước K-7. Thủy phi cơ M-70 “chết trên giấy” Những năm 1950-1960, Hải quân Mỹ vượt trội Liên Xô nhờ sức mạnh hàng không mẫu hạm đông đảo, hùng hậu trên biển. Ngược lại, Liên Xô vẫn chưa tìm ra thiết kế tàu sân bay phù hợp. Vì vậy, họ quyết định chọn giải pháp phát triển thủy phi cơ để tăng tầm tác chiến xa bờ. Năm 1956, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định chọn phòng thiết kế OKB Myasischev thực hiện. OKB Myasischev đã cho ra đời thiết kế thủy phi cơ ném bom M-70. Loại máy bay dùng kiểu cánh tam giác, cánh đuôi đứng, cánh ổn định nằm ngang trên cánh đuôi đứng. M-70 trang bị 4 động cơ phản lực (2 trên cánh và 2 ở hai bên cánh đuôi đứng) cho phép đạt tốc độ 950 - 1700km/h, tầm bay 6.500 - 7.500km, trần bay 18 - 22.000m. Thủy phi cơ chống tàu sân bay M-70 Theo thiết kế, máy bay này có trọng lượng cất cánh khoảng 200 tấn, đủ thể thấy kích cỡ khổng lồ của máy bay. M-70 mang thiết bị trinh sát ở sát cánh chính và thân máy bay, bom ở trong khoang. Tuy nhiên, dự án đã chết ngay từ trên giấy khi không được Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thông qua. Trước nguy cơ từ sức mạnh hàng không mẫu hạm của Mỹ, tham vọng tạo ra vũ khí đối phó mặc dù được thúc đẩy nhưng không thể mang lại kết quả gì trong nhiều năm, cho tới khi mẫu thử Sukhoi T-4 xuất hiện, le lói tia sáng cuối đường hầm giải pháp đối phó hiệu quả hạm đội tàu sân bay Mỹ. “Sát thủ diệt tàu sân bay” T-4 Năm 1964, nhà sáng chế tài ba Pavel Sukhoi đã trình bày bản vẽ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược T-4. Chiếc máy bay ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của chính quyền Xô Viết về loại vũ khí có thể áp chế sức mạnh tàu sân bay Mỹ. Vì lẽ đó, Sukhoi T-4 ra đời được xem là siêu vũ khí của Liên Xô, thể hiện từ hình dáng tới công nghệ chế tạo. Thiết kế khí động học T-4 cực kỳ ấn tượng. Máy bay có kết cấu cánh tam giác, rìa cánh được kéo dài đến gần buồng lái, có thêm 2 cánh mũi để tăng ổn định và cơ động. Phần mũi máy bay chúi xuống về phía trước, radar sẽ quan sát địa hình tốt hơn, tầm nhìn phi công không bị hạn chế. Kiểu dáng T-4 ở thời kỳ này làm người ta dễ liên tưởng tới máy bay chở khách siêu thanh Tupolev Tu-144S và Concorde (Pháp). Vật liệu chế tạo T-4 được đánh giá là bước đột phá trong vật liệu sản xuất máy bay, với hợp kim titan và thép không gỉ. Nhờ đó, máy bay có thể chịu ma sát mạnh với không khí khi đạt vận tốc cực cao, 3.200km/g với 4 động cơ phản lực RD36-41. Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Sukhoi T-4. Một điểm đột phá nữa thiết kế T-4, máy bay trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire thay vì dùng hệ thống điều khiển cơ khí dự phòng. Sau này, trong thiết kế Su-27, Sukhoi đã phát triển hệ thống Fly-by-wire dựa trên loại dùng cho T-4. Cùng với T-4, phòng thiết kế OKB-155 tiến hành phát triển tên lửa siêu thanh Kh-45 (tầm bắn 600km, tốc độ Mach 6-7). >> Số phận hẩm hiu của vũ khí chiến lược T-4 Tháng 8/1972, mẫu thử đầu tiên T-4 101 cất cánh thành công. Tính tới thời điểm tháng 1/1974, T-4 đã thực hiện 10 chuyến bay, đạt tốc độ Mach 1,3 ở trần bay 12.000m. Mọi chuyện đang tiến triển rất tốt, với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 được hy vọng là “cơn ác mộng” kinh hoàng đối với tàu sân bay. Có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách cực xa nằm ngoài tầm với hệ thống phòng không, tốc độ trần bay vượt tầm tiêm kích. Tuy nhiên, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết định đình chỉ dự án T-4. Cuối năm 1975, T-4 chính thức bị xóa sổ. Rất bí ẩn, siêu phẩm vũ khí chiến lược của Liên Xô kết thúc mà không có lời giải thích thỏa đáng được đưa ra. Một số ý kiến đưa ra là do T-4 ngốn quá nhiều ngân sách quốc phòng hoặc do Mỹ hủy bỏ dự án XB-70 - đối trọng T-4. (Theo nguồn :: Báo Đất Việt) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét