>> Xe chở tên lửa Triều Tiên có linh kiện của Mỹ, Đức


Theo Asia Times Online, động cơ diesel Mỹ và hệ thống dẫn động của Đức cũng có mặt trong chiếc xe tải, là bệ phóng tên lửa mới của Triều Tiên.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc xe tải mang tên lửa có nguồn gốc từ Trung Quốc? Ảnh: CNN


Thông tin này đặt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của các lệnh cấm mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên Trie, nhắm vào chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Chuyên gia quân sự khắp thế giới phân tích, chiếc xe vận tải bệ 16 bánh chở quả tên lửa mới ở Bình Nhưỡng vào ngày 15/4 vừa qua rất giống với xe tải WS-51200 được Viện khoa học số 9, Công ty Công nghiệp và khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC) hay còn gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle, sản xuất.

Sản phẩm của công ty này chủ yếu là các xe tải - bệ phóng các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung DF-11, DF-16 và DF-21. CASIC là một doanh nghiệp nhà nước về công nghệ cao đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương Trung Quốc.

Trong khi phươn Tây "rầm rầm" cáo buộc Trung Quốc đứng sau giúp đỡ Triều Tiên phát triển tên lửa (cung cấp xe - bệ phóng) thì trên trang chủ của CASIC đưa tin, một công ty Mỹ chuyên sản xuất động cơ diesel là Cummins Inc, có đăng ký trên thị trường chứng khoán ở New York Stock, đã cung cấp động cơ diesel KTTA19-C700 cho chiếc xe tải WS-51200.

Đồng thời, Công ty ZF Friedrichshafen của Đức, một trong những nhà cung cấp công nghệ ôtô hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ băng truyền và khung xe, đã cung cấp băng truyền ký hiệu WSK440+16S251 cho loại xe tải WS-51200 nói trên.

Narushige Michishita, Phó giáo sư về An ninh và Quan hệ Quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia ở Tokyo nói rằng: “Đối với Mỹ sự kiện này như bỗng nhiên bị rút thang dưới chân. Giữa lúc dư luận thế giới bực tức với lập trường của Trung Quốc chống đỡ cho Triều Tiên, Mỹ có chủ trương nhân cơ hội này ép mạnh hơn đối với Trung Quốc. Nhưng giờ đây sự việc trở nên khó khăn”.

Trước đó, không được thông tin về việc nhà sản suất động cơ diesel cho xe tải WS-51200, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland nói với phóng viên báo chí ngày 20/4 rằng Mỹ đã nêu vấn đề này ra tại cuộc đối thoại song phương đang tiến hành với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cũng phát biểu trong cuộc điều trần trước quốc hội ngày 19/4 rằng, “chắc chắn có sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Tôi không biết chính xác về mức độ … nhưng rõ ràng là có sự trợ giúp theo hướng đó”.

Ông Panetta cũng nói bày tỏ sự lo ngại của Mỹ về “khả năng cơ động của tên lửa được thể hiện trong buổi duyệt binh vừa qua ở Triều Tiên. Vấn đề cốt lõi ở chỗ, nếu họ sở hữu khả năng cơ động cho loại tên lửa xuyên lục địa ICBM như vậy thì càng tăng mức độ đe dọa của Triều Tiên”.

Cung cấp một xe tải-bệ phóng cho Bình Nhưỡng sẽ vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng bảo an (UNSC) được thông qua tháng 6/2009 và ngăn cấm việc cung cấp cho Triều Tiên “bất cứ loại vũ khí hay nguyên liệu liên quan, hoặc cung cấp tài chính, đào tạo kỹ thuật, dịch vụ hay các hình thức trợ giúp liên quan đến những loại vũ khí như vậy”.

Loại xe tải có lẽ cũng nằm trong diện bị cấm theo nghị quyết 1718 của UNSC, được thông qua tháng 10/2006 sau khi Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân lần đầu. Bởi, những biện pháp trừng phạt đó ngăn cấm việc nhập khẩu bất kỳ “một loại xe nào được thiết kế hoặc cải tiến để vận chuyển, xử lý, điều khiển, kích hoạt và phóng” cho “các hệ thống tên lửa đầy đủ (bao gồm cả hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa đẩy không gian và tên lửa âm thanh)”.

Bí mật về xe tải WS-51200

Xe tải-bệ phóng WS-51200 giống chiếc xe chở tên lửa mới của Triều Tiên được khai trương ngày 15/4 trong buổi duyệt binh tại Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lãnh tụ Kim Il Sung.

Chiếc xe có tổng trọng lượng là 122 tấn và nó có trọng tải là 80 tấn, dài 20,11 mét dài, rộng 3,35 mét rộng và cao 3,35 mét với bánh xe có đường kính là 1,6 mét. Chiều dài của quả tên lửa mới trên xe tải vào khoảng 18 mét, lớn hơn quả tên lửa đạn đạo di động tầm trung Musudan (IRBM) của Triểu Tiên, nhưng nhỏ hơn loại tên lửa tầm xa Taepodong-2 đã nổ trong vụ phóng tên lửa thất bại ngày 13/4 vừa qua (>> chi tiết). Các chuyên gia quân sự thế giới đang cố hình dung xem liệu đây có phải là loại ICBM mới, hay chỉ là một mô hình để trưng trong cuộc duyệt binh.

Tháng 10/2010, CASIC công bố tin họ đã đạt được một hợp đồng xuất khẩu loại xe WS-51200 cho một nước nhất định, có thể hiểu rằng đó là Triều Tiên, và giá trị của bản hợp đồng đó là 30 triệu nhân dân tệ (4,75 triệu USD) gồm một khoản ứng trước là 12 triệu nhân dân tệ (gần 50% giá trị hợp đồng).

Sau đó vào tháng 5/2011 CASIC cũng tuyên bố, một chi nhánh của họ đã hoàn thành việc chế tạo loại xe tải-bệ phóng WS-51200.

Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật ngày 16/4 đưa tin từ Bắc Kinh, theo cộng đồng tình báo ở Bắc Kinh, vào khoảng tháng 8/2011, Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle đã chuyển một lô hàng 4 xe tải-bệ phóng WS-51200 lên một tàu vận tải biển mang quốc tịch Cambodia. Chiếc tàu này sau đó đã lên đường đến cảng Namp’o của Triều Tiên.

Phản ứng của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã phủ định dính líu và vi phạm trừng phạt. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vi Dân (Liu Weimin) phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ ngày 19/4 rằng, Trung Quốc phản đối việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt cũng như các phương tiện chuyên chở các loại vũ khí đó.

Một công ty của Trung Quốc bị nghi ngờ cung cấp các linh kiện cho bệ phóng tên lửa cơ động được trình diễn trong cuộc duyệt binh gần đây tại Triều Tiên.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay: “Chính quyền Obama nghi ngờ nhà sản xuất Trung Quốc đã bán khung xe – không phải toàn bộ chiếc xe – và có lẽ họ đã tin rằng sẽ được sử dụng cho những vấn đề dân sự, nghĩa là không cố ý vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ tin tưởng ở những bảo đảm của Trung Quốc là Trung Quốc tôn trọng lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn Mark Toner nói với báo chí ngày 19/4 rằng: “Tôi nghĩ chúng tôi tin vào lời nói của họ”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét