>> Trung Quốc-Ấn Độ và cuộc chạy đua tàu sân bay ở vành đai Thái Bình Dương


Báo Mỹ cho rằng, Trung-Ấn có thể gây ra chạy đua tàu sân bay ở Thái Bình Dương, xu thế xây dựng lực lượng hàng không trên biển gia tăng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Trung Quốc.

Ngày 4/4, tờ “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, cách đây không lâu, số lượng những nước sở hữu lực lượng hàng không trên biển còn liên tục giảm xuống. Nhưng, xu thế này hiện lại đảo ngược.

Trung Quốc là một thành viên mới của câu lạc bộ này. Brazil thì đang duy trì vị thế của mình; 10 năm trước, họ đã cho nghỉ hưu một chiếc tàu sân bay do Anh chế tạo từ năm 1945.

Ấn Độ thì đang tăng số lượng tàu sân bay của mình, những nước hiện sử dụng hoặc mua máy bay chiến đấu cất/hạ cánh cự ly ngắn kiểu “Harrier”có thể sẽ mua máy bay tấn công liên hợp F-35B do Công ty Lockheed Martin chế tạo, để tăng khả năng hàng không trên biển của mình.

Tuy nhiên, đại đa số các quốc gia này chỉ mới bắt đầu hoặc còn chưa bắt đầu xây dựng lực lượng hàng không trên biển của mình. Phát triển lực lượng hàng không trên biển đòi hỏi đầu tư tương đối lớn; mua máy bay trang bị cho tàu chiến vốn đã phải đầu tư rất nhiều kinh phí, trừ việc mua máy bay ra, các nước còn phải tiến hành đầu tư rất lớn trên các phương diện khác.

Sự quan tâm của dư luận thường tập trung vào chi phí chế tạo tàu sân bay, nhưng việc đầu tư cho máy bay chiến đấu phiên bản hải quân lại cần nhiều hơn đầu tư chế tạo tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu sân bay Ấn Độ.

Hải quân Mỹ có kế hoạch đến năm 2013 chi 967 triệu USD cho chương trình tàu sân bay, chi 6 tỷ USD cho mua máy bay phiên bản hải quân (không bao gồm máy bay chiến đấu F-35B của lực lượng lính thủy đánh bộ).

Còn chi phí dùng để duy trì hoạt động bình thường có thể còn nhiều hơn, những chi phí này bao gồm chi phí huấn luyện, chi phí cho nhân viên và các chi phí cần thiết khác như nhiên liệu, linh kiện và cải tiến máy bay chiến đấu.

Các nước này tin rằng những đầu tư này là đương nhiên, bởi vì tầm quan trọng của thương mại trên biển và tài nguyên ven biển ngày càng tăng. Vấn đề ở chỗ, các thành viên câu lạc bộ tàu sân bay có ý thức được việc chế tạo tàu sân bay chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc đầu tư lớn.

Sau khi xây dựng được lực lượng hàng không trên biển, mỗi năm đều phải tiến hành đầu tư tương đối lớn. Rất nhiều nước đều đang chế tạo tàu chiến đổ bộ có thể mang theo máy bay chiến đấu F-35B.

Tàu chiến đổ bộ Canberra và Adelaide của Australia sẽ lần lượt đi vào hoạt động vào năm 2014 và 2015, chúng đã tham khảo thiết kế của tàu Juan Carlos I.

Chúng thậm chí có đường băng kiểu nhảy cầu, điều này rất quan trọng đối với tiến hành hoạt động cất/hạ cánh thẳng đứng/cự ly ngắn, nhưng lúc khác có thể xuất hiện một số vấn đề. Bởi vì, đường băng kiểu sườn dốc không thể dùng để đặt các trang bị khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B phiên bản hải quân.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ gây ra một cuộc “chạy đua tàu sân bay” ở khu vực vành đai Thái Bình Dương, có được tàu chiến tác dụng kép (như tàu chiến đổ bộ cỡ lớn có thể mang theo máy bay chiến đấu) cần kinh phí tương đối ít, cũng có tính nhạy cảm chính trị và chiến lược tương đối ít; nhưng, nếu trang bị máy bay chiến đấu tàng hình, sẽ có sức chiến đấu rất mạnh.

Vấn đề ở chỗ, rốt cuộc có bao nhiêu nước sẽ mua máy bay chiến đấu F-35B để trang bị cho tàu chiến đổ bộ của mình? Tàu chiến đổ bộ chủ yếu là để thực hiện nhiều nhiệm vụ, vì vậy nó còn phải mang theo tàu đổ bộ, máy bay trực thăng, binh sĩ, xe bọc thép, trung tâm chỉ huy và các nhân viên. Cho dù là tàu chiến có lượng choán nước tới 30.000 tấn, không gian của nó cũng rất có hạn.

So với tàu sân bay thực sự, đường băng của tàu chiến đổ bộ tương đối hẹp, điều này đã hạn chế không gian có thể dùng cho hoạt động bay; một nhân tố quan trọng khác là chi phí mua và sử dụng F-35B còn chưa xác định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ Côn Lôn Sơn của Hạm đội Nam Hải-Hải quân Trung Quốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét