>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên
Với kho tên lửa ước chừng hơn 1.000 quả, đa dạng đủ chủng loại, CHDCND Triều Tiên đang sở hữu "bảo bối" hiệu quả bảo vệ an ninh quốc gia. Tên lửa Nodong trong một buổi diễu hành Bắt đầu triển khai từ những năm 1960 - 1970, chương trình tên lửa của Triều Tiên dựa rất nhiều vào công nghệ sản xuất tên lửa Scud của Liên Xô. Đến nay, trong "tài sản" của mình Triều Tiên đã có đầy đủ tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tên lửa tầm xa. Không được xem là quốc gia "giàu có", nhưng Triều Tiên có một kho tên lửa khá phong phú và đa dạng, được sử dụng như một trong những quân bài hiệu quả để mặc cả với nước lớn. Hwasong - "hậu duệ" Scud Khởi đầu từ vài mẫu tên lửa Scud-B có được qua từ Ai Cập trong những năm cuối thập niên 1970, sau gần 20 năm nghiên cứu, Bình Nhưỡng đã chế tạo thành công tên lửa tầm ngắn Hwasong-5. Đây là biến thể Scud-B, tên lửa 1 tầng của Triều Tiên có thể mang đầu đạn nặng 1 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tầm bắn 300 km. Giá đỡ tên lửa cao khoảng 11m, đường kính 88 cm, sử dụng những thùng nhiên liệu và oxi hoá riêng. Hwasong-5 sử dụng hệ thống dẫn đường nằm trong tên lửa do vậy độ chính xác không cao. Thử lửa trong cuộc chiến Iran-Iraq, các nhà khoa học Triều Tiên có cơ hội thu thập dữ liệu cải tiến Hwasong-5 để cho ra đời biến thể cải tiến Hwasong-6 sử dụng cùng giá đỡ. Để nâng tầm bắn xa của Hwasong-6 lên tới 500km, các chuyên gia đã hy sinh tải trọng khi giảm còn 700 - 800 kg. Động cơ tên lửa được cải tiến giúp thời gian đốt cháy nhiên liệu kéo dài hơn. Tuy nhiên, một số thông tin phỏng đoán, Hwasong-6 kém chính xác hơn so với Hwasong-5. Cả hai loại tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh hoặc đầu nổ sinh hóa. Ngoài ra, Triều Tiên còn phát triển thêm nhiều biến thể của loại tên lửa này (như Scud-D) theo xu hướng trên (nâng tầm bắn và hy sinh tải trọng). Những thông tin này luôn khiến "người anh em" Hàn Quốc sống trong lo lắng bởi bất kỳ thành phố quan trọng nào của nước này đều nằm dưới tầm bắn của Hwasong. No-dong đặt Nhật Bản vào tầm ngắn Nodong trong một buổi diễu hành Dự án chế tạo tên lửa Hwasong-5 và các biến thể bị dừng lại vào giữa những năm 1990 khi Triều Tiên bắt đầu chương trình sản xuất tên lửa No-dong. Trước yêu cầu chế tạo loại tên lửa mới có thể vươn đến Nhật Bản cùng khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên đã xây dựng chương trình phát triển loại tên lửa mới có tên No-dong. Đây cũng là tên lửa 1 tầng, sử dụng bệ phóng di dộng, có chiều dài khoảng từ 15 - 16m, đường kính khoảng từ 1,2 - 1,3m. Tên lửa mới có tầm xa từ 1.000 - 1.300km, nặng 700 - 1.000kg và vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng. Theo một số nguồn tin, tên lửa mới có thể đạt tốc độ gấp 0,5 lần so với tốc độ của Hwasong-6. Để làm được điều này tên lửa phải dùng động cơ đẩy có công suất lớn hơn Scud 4 lần. Có nhiều thông tin rằng tên lửa này có độ sai lệch khoảng từ 3 - 5km và thậm chí có thể lớn hơn nếu như đầu nổ di chuyển theo đường xoắn ốc hoặc lộn nhào khi quay về quyển khí Trái Đất. Tuy chưa có chứng cứ cụ thể nhưng tên lửa loại này ngoài đầu đạn hoá sinh có thể gắn được đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, "đối tượng tác chiến" của Triều Tiền không chỉ là Nhật Bản mà số 1 phải là Mỹ. No-dong không phải "quân bài" có sức nặng đối với Washington. Vì vậy, từ cuối những năm 1990, Triều Tiên bắt đầu quan tâm đến tên lửa đa tầng, công nghệ chủ chốt giúp nâng cao tầm bắn của tên lửa. Khi mới ra đời, Teapo dong-1 chỉ có 2 tầng, trong đó, tầng 1 lấy từ tên lửa No-dong còn tầng 2 dùng tên lửa Hwasong-6. Tên lửa nặng khoảng 33 tấn có thể mang đầu đạn hoặc vệ tinh nặng 1 tấn với tầm bắn khoảng 2.000 km. Giới chuyên gia Mỹ thực sự bất ngờ trước việc tên lửa Taepo dong-1 xuất hiện với 3 tầng và được thiết kế để phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Tầng đầu tiên của tên lửa là biến thể của tên lửa No-dong, với vai trò là tên lửa phóng. Tầng thứ 2 sử dụng động cơ của tên lửa Scud cải tiến, kéo dài thời gian đốt cháy nhiên liệu nhưng làm giảm lực đẩy. Còn tầng 3 gồm một động cơ tên lửa nhỏ chứa nhiên liệu rắn, có thể mang theo vệ tinh nhỏ. Vụ phóng Taepo dong-1 gây rất nhiều phản ứng gay gắt bởi quỹ đạo bay của tên lửa hướng thẳng về phía Đông của bán đảo Triều Tiên, vượt qua Nhật Bản. Sự việc được kết thúc bằng một bản ghi nhớ về việc phóng thử tên lửa tầm xa (gồm cả tên lửa No-dong) giữa Triều Tiên và Mỹ vào tháng 9.1999, đổi lấy việc Mỹ sẽ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận đã ban bố trước đây. Hướng tới ICBM Bất chấp những hạn chế về mặt kỹ thuật trong chế tạo Taepo dong-1, Triều Tiên vẫn bắt tay vào chế tạo Taepo dong-2 (TD-2 hay Unha-2), bước đệm để phát triển tên lửa liên lục địa (ICBM). TD-2 sử dụng động cơ và chất nổ đẩy của No-dong nhưng tầng 1 lớn hơn, dùng tới 4 động cơ No-dong. Tầng thứ 2, TD-2 dùng động cơ tên lửa No-dong được cải tiến để dùng ở tầng thượng quyển. Phần thân của tên lửa tầng 2 ngắn và to hơn so với No-dong để có thể giảm bớt được trọng lượng tầng này. Để đạt được tầm xa tối đa, TD-2 cần tầng tên lửa thứ 3 giống của TD-1 được thử nghiệm năm 1998. Hướng tới mục tiêu này, Triều Tiên gặp không ít thách thức, cần phát triển tấm chắn nóng để bảo vệ tên lửa tại tầng thứ 3 khi nó quay về mặt đất. Với trọng lượng khoảng 75 - 80 tấn, đường kính 2,4m, việc chế tạo giá đỡ cũng gặp nhiều khó khăn. Những giả thiết về việc Triều Tiên vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển TD-2 dường như đã được chứng minh với công bố sẽ phóng vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa TD-3 (Unha-3) đang làm nóng khu vực Đông Bắc Á. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét