>> Mỹ chuyển hướng vào nghiên cứu quân đội Trung Quốc
Do Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ, tạo ra nhiều thách thức cho Mỹ, các cơ quan tư vấn Mỹ đã chuyển hướng vào nghiên cứu về quân đội Trung Quốc. Là khâu then chốt không thể thiếu trong quy trình hoạch định chính sách, Mỹ rất coi trọng vai trò của các cơ quan tham mưu, tư vấn (Think Tank) trong xây dựng quân đội, vạch kế hoạch chiến tranh. Đằng sau mỗi lần đổi mới quân sự, chuyển đổi quan trọng và lên kế hoạch chiến tranh của Lầu Năm Góc đều có bóng dáng của cơ quan tham mưu. Tổ chức các Think Tank được Mỹ coi là "kiến trúc sư trưởng" của chính sách quốc phòng và các hoạt động quân sự. Quân-dân kết hợp, rất nhiều Think Tank tham mưu cho Quân đội Mỹ Think Tank – thường chỉ “cơ quan nghiên cứu chính sách độc lập, phi lợi nhuận”. Ở Mỹ, Think Tank được cho là một “ngành dịch vụ” phát triển nhanh nhất, thịnh vượng nhất. Theo thống kê, cả nước Mỹ có tổng cộng 1.815 Think Tank lớn nhỏ. Trong đó, những cơ quan có thể ảnh hưởng đến chính sách quân sự của Mỹ chủ yếu là các Think Tank của Quân đội và Think Tank chiến lược tổng hợp tư nhân nổi tiếng. Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Hiện nay, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Quân đội Mỹ đã xây dựng được lực lượng Think Tank lớn lần lượt thuộc Cơ quan chỉ huy tối cao, các quân chủng, Bộ Tư lệnh liên hợp và các học viện, nhà trường. Think Tank của Cơ quan chỉ huy tối cao chủ yếu là Ủy ban cố vấn trực thuộc Bộ Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Chẳng hạn Ủy ban Khoa học công nghệ Quốc phòng Mỹ là cơ quan tiến hành nghiên cứu và công nhận khoa học công nghệ quốc phòng của Bộ Quốc phòng, được coi là Think Tank quân đội có ảnh hưởng lớn nhất của Lầu Năm Góc, khuyến nghị chính sách của họ có thể gửi trực tiếp lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hoạch định chính sách những vấn đề quốc phòng quan trọng như nghiên cứu phát triển khoa học quốc phòng, xây dựng vũ khí trang bị và mua sắm hàng hóa quân sự thường phải tham khảo những khuyến nghị của họ. Các cơ quan nghiên cứu của các quân chủng và Bộ Tư lệnh liên hợp chủ yếu có Trung tâm Nghiên cứu Lục quân, Cục Nghiên cứu Hải quân, Viện Nghiên cứu Không quân và Trung tâm Tác chiến. Để theo dõi sự thay đổi của tình hình chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ còn lập riêng ra Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Mỹ) trong Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, chuyên tiến hành nghiên cứu các vấn đề chiến lược châu Á-Thái Bình Dương. Tận dụng ưu thế nguồn nhân lực của các học viện, nhà trường, các học viện, nhà trường quân sự của Quân đội Mỹ đặc biệt là các học viện, nhà trường trung, cao cấp thường đều lập ra các viện và trung tâm nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu lý luận các lĩnh vực có liên quan. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia của Đại học Quốc phòng, Trung tâm Lãnh đạo Chiến lược của Học viện Quân sự Lục quân và Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh trên biển của Học viện Quân sự Hải quân đã trở thành Think Tank nổi tiếng tiến hành nghiên cứu chiến lược và tác chiến của Quân đội Mỹ. Để bảo đảm “tính độc lập” của các Think Tank, Think Tank quân sự tuy thuộc biên chế của Quân đội, nhưng nhân viên nghiên cứu của họ lại chủ yếu là các quan chức cấp cao Chính phủ từ nhiệm, các tướng lĩnh cấp cao nghỉ hưu và nhân viên văn phòng. Như vậy, một mặt là do họ có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có thể nắm chắc phương hướng nghiên cứu chính sách; mặt khác là do họ đã rời khỏi cương vị công tác cấp cao, có thể chịu được các sức ép, thường sẽ kiên trì chân lý đối với những vấn đề cần tư vấn. Chiến tranh Việt Nam từng là chương trình nghiên cứu của Công ty RAND - Mỹ. Đối với hoạch định chính sách của Quân đội, Think Tank tư nhân cũng có vai trò hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu tư vấn hoạch định chính sách quân sự, Lầu Năm Góc tích cực tận dụng những Think Tank tư nhân có khả năng nghiên cứu tổng hợp tương đối mạnh, vai trò ảnh hưởng lớn để bày mưu tính kế cho họ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Chương trình “Think Tank và xã hội công dân” của Đại học Pennsylvania năm 2010, 10 Think Tank đứng đầu thế giới trong đó có Viện Brookings, Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ, Công ty RAND (RAND Corporation) đều coi Lầu Năm Góc là đối tượng phục vụ cố định, đồng thời thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định với họ. Công ty RAND là một trong những Think Tank chiến lược tổng hợp của Mỹ có quan hệ mật thiết nhất với phía quân đội. Định vị cơ bản của Think Tank này là “túi khôn” tri thức lý luận, trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học được quân đội tài trợ. Cho dù là các chính sách quan trọng như chiến lược hạt nhân, tổ chức lại Bộ Quốc phòng và chuyển đổi quân sự, hay Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến chống khủng bố hiện nay, đều từng là chương trình nghiên cứu được các học giả RAND vạch ra từ lâu. Quân đội Mỹ cho rằng, Think Tank phi quân sự do không có quan hệ lệ thuộc với Lầu Năm Góc, không bị ảnh hưởng của ý chí của cấp trên, vì vậy khuyến nghị chính sách của họ thường tương đối khách quan. Năm 2010, Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) đã công bố báo cáo nghiên cứu “Tác chiến hợp nhất không-hải quân”. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ lúc đó là Đô đốc Mike Mullen cho biết, báo cáo này là “kiểu mẫu phá vỡ rào cản của các cơ quan từ trên xuống dưới liên quân chủng, liên bộ ngành Liên bang, liên quốc gia”. Không còn nghi ngờ gì nữa, đối với các Think Tank quân sự “mông quyết định đầu”, rất khó đề xuất được những khuyến nghị lý luận làm đột phá rào cản giữa các quân chủng. Dựa vào mô hình hoạt động thương mại tác động tới hoạch định chính sách quân sự Think Tank không phải là tổ chức học thuật “đóng hộp” đơn thuần, mục đích của họ là thông qua mô hình hoạt động nhất định, làm cho kết quả nghiên cứu của họ đi vào tầng lớp hoạch định chính sách, tác động đến kết quả chính sách. Kinh phí hoạt động của các Think Tank quân sự chủ yếu có nguồn gốc từ kinh phí quốc phòng, tư vấn, tham khảo chính sách chủ yếu dựa vào quan hệ phụ thuộc, hoạt động theo phương thức trao quyền chương trình, tài trợ chương trình. Think Tank tư nhân thường không được “ăn cơm nhà nước”, nguồn vốn hoạt động của họ chủ yếu dựa vào thu nhập của chương trình, một phần đến từ sự quyên góp của các tổ chức xã hội và cá nhân như các doanh nghiệp, các quỹ. Chịu sự ảnh hưởng này, Think Tank tư nhân và phía quân đội chủ yếu tuân thủ quy tắc hoạt động thương mại, căn cứ vào quan hệ hợp đồng tiến hành tư vấn, tham khảo chính sách. Lấy Công ty RAND làm ví dụ. Là một “túi khôn” đứng đầu của giới quân sự Mỹ, Công ty RAND thường trước hết ký hợp đồng dịch vụ chương trình với Lầu Năm Góc. Sau đó, trong phạm vi quy định của hợp đồng, hoặc căn cứ vào đề nghị chương trình cụ thể của Công ty RAND, hoặc căn cứ vào yêu cầu chương trình của Lầu Năm Góc, hai bên thỏa thuận hình thành “Sách hướng dẫn chương trình”, làm rõ các nội dung cụ thể như vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, số liệu nghiên cứu, tiến độ, ngân sách nghiên cứu. Một khi nguồn vốn của chương trình được cấp theo quy định, Công ty RAND sẽ dựa vào thời gian biểu để đưa ra kết quả nghiên cứu. Vấn đề hạt nhân Iran luôn gây đau đầu cho Nhà Trắng. Trong hình là tàu tên lửa của Iran phóng tên lửa phòng không trong cuộc tập trận Velayat 90. Ngoài chương trình theo quy định của hợp đồng và chương trình do quân đội chỉ định, Công ty RAND cũng tự hoàn thành một số chương trình, giới thiệu và mời chào quân đội. Trước thềm Chiến tranh Triều Tiên, Công ty RAND từng tiến hành nghiên cứu dự đoán “Trung Quốc có xuất binh hay không”, kết luận là Trung Quốc sẽ đưa quân đến Triều Tiên. Đối với kết quả nghiên cứu chỉ 1 câu nói, Công ty RAND muốn bán cho quân đội với giá 2 triệu USD. Lầu Năm Góc cho rằng, việc chào giá quá cao, không thèm quan tâm. Sau khi Quân đội Mỹ đánh đến bờ sông Áp Lục, Quân đội Trung Quốc quả thật đã tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên. Dự đoán của Công ty RAND đã trở thành hiện thực, Bộ Quốc phòng Mỹ dù hối hận cũng không còn kịp. Đối với các Think Tank tư nhân, việc có khả năng xây dựng được quan hệ hợp tác với quân đội hay không, ngoài cần phải có báo cáo chất lượng cao, còn phải hiểu rõ phương thức hoạt động của báo chí, làm cho quân đội và xã hội hiểu được mình. Thông qua các phương thức như xuất bản những ấn phẩm và bài viết, công bố báo cáo nghiên cứu, tổ chức họp báo hoặc hội thảo, một số Think Tank tư nhân không ngừng chứng tỏ sức mạnh nghiên cứu khoa học của mình, tăng cường ảnh hưởng của các khuyến nghị chính sách. Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) là Think Tank được thành lập vào tháng 2/2007. Khác với 200 chuyên gia của Viện Brookings, quy mô của trung tâm này rất nhỏ, chỉ có 30 nhân viên, mỗi năm ngân sách không đến 6 triệu USD. Nhưng, trung tâm này hiểu rõ phương thức hoạt động của báo giới, trong thời gian chưa đến 2 năm, đã đưa ra một loạt bài viết về Chiến tranh ở Iraq và sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của quân Mỹ. Năm 2008, trung tâm này đã tập trung được nhiều cựu Ngoại trưởng Mỹ như Henry Kissinger, Albright, tổ chức hội nghị bàn tròn về vấn đề hạt nhân Iran, chỉ một lần đã mở rộng được ảnh hưởng. Năm 2009, sau khi Obama lên cầm quyền, nhiều nhà nghiên cứu cấp cao của trung tâm được gọi vào Lầu Năm Góc, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Thứ trưởng Quốc phòng, Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng… Điều cần chỉ ra là, hoạt động thương mại có thể giành được chương trình, đem về USD cho Think Tank, nhưng cũng làm cho các Think Tank coi nhẹ “tính đạo đức” trong nghiên cứu các đề tài. Thông qua nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến Chiến tranh Việt Nam của Công ty RAND, mọi người phát hiện đứng trên lập trường đạo đức để nhìn những kết quả nghiên cứu của họ, không phù hợp với nguyên tắc cốt lõi của Công ty RAND. Rất nhiều Think Tank có lẽ có thể chịu được sức ép của các cơ quan quyền lực, nhưng không thể trốn tránh sự mê hoặc, cám dỗ của đồng tiền. Đứng trước nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả phục vụ Think Tank là một nhà máy sản xuất tư tưởng, khuyến nghị chính sách của họ nếu không thể giúp tầng lớp hoạch định chính sách Quân đội giải quyết vấn đề thì nó chỉ là một đống giấy lộn không có giá trị gì. Để xây dựng được lực lượng cố vấn gắn bó, đáng tin, sử dụng được của Lầu Năm Góc, Think Tank chỉ có xây dựng thể chế nghiên cứu hướng tới khách hàng, đi sâu vào thực tiễn hoạch định chính sách, bắt đúng mạch đập sự phát triển của vấn đề, mới có thể nâng cao tính mục đích phục vụ cho Quân đội. Về vấn đề này, kinh nghiệm của Công ty RAND là: “Hai nhà nghiên cứu không bằng một nhà nghiên cứu cộng với hiệu quả cao của một thư ký”. Chỉ có như vậy mới biết được Quân đội “nghĩ gì”, “lo lắng gì”. Mỹ đã rút quân khỏi Iraq. Trong hình là lực lượng chống khủng bố Iraq trang bị súng carbine do Mỹ chế tạo. Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Iraq, sau khi biết được thông tin Nhà Trắng gấp rút thúc đẩy xây dựng Iraq, tuyên bố chiến tranh thắng lợi, các nhà nghiên cứu của Công ty RAND và Đại sứ Mỹ tại Afghanistan là Dobbins đã cùng công bố báo cáo nghiên cứu “Vai trò của Mỹ trong xây dựng đất nước Iraq: từ Đức đến Iraq”, đã tiến hành phân tích, dự báo về các loại khó khăn mà lực lượng liên quân có thể gặp phải, nhắc nhở chính phủ chiếm đóng quân sự nếu muốn thành công, thì lực lượng quân đội cần thiết phải nhiều hơn so với mong muốn của Nhà Trắng hoặc lực lượng có thể cung cấp. Hành động tăng cường lực lượng giai đoạn sau của cuộc chiến tranh Iraq không phải không có liên quan đến khuyến nghị này. Để giải quyết các vấn đề chính sách phức tạp, Think Tank Mỹ còn khuyến khích các học giả xã hội, nhà khoa học, các kỹ sư tiến hành hợp tác nghiên cứu. Mỗi nhóm chương trình của Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế - Đại học Stanford đều được sắp xếp, bố trí liên ngành, tầng lớp quản lý cũng tiến hành chế độ đồng chủ nhiệm. Năm 2007, nhà khoa học hạt nhân Haig và nhà vật lý Anwar đã cùng đưa ra báo cáo nghiên cứu “Tiềm lực hạt nhân và tên lửa của Iran: mối đe dọa chung theo sự đánh giá của các chuyên gia công nghệ Mỹ-Nga”. Theo tiết lộ của quan chức Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ, Tổng thống Barack Obama sở dĩ quyết định từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu là do báo cáo này đã đóng vai trò nhất định. Nghiên cứu về quốc phòng và quân đội Trung Quốc đang gia tăng Trong lịch sử, Quân đội Mỹ và Quân đội Trung Quốc đã hai lần giao chiến, một lần là cuộc chiến tranh chống Mỹ hỗ trợ cho Triều Tiên, một lần là chiến tranh chống Mỹ hỗ trợ cho Việt Nam. Trong 2 lần giao chiến, quân Mỹ đều đã thất bại. Bước vào thế kỷ 21, cùng với sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc, khả năng bảo vệ hòa bình của Quân đội Trung Quốc không ngừng tăng lên, những nhà hoạch định chính sách Mỹ thực hiện chính sách bá quyền đã cảm thấy lo ngại, các Think Tank phục vụ cho họ đương nhiên tập trung vào nghiên cứu quốc phòng và quân đội của Trung Quốc. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D gây lo ngại cho Mỹ. Các kết quả nghiên cứu về quốc phòng và quân đội Trung Quốc của các Think Tank Mỹ tập trung thể hiện ở trong “Báo cáo Phát triển Tình hình Quân sự và An ninh Trung Quốc” được Bộ trưởng Quốc phòng đệ trình lên Quốc hội hàng năm, nội dung thường đề cập đến nhiều nội dung như chiến lược quân sự của Trung Quốc, phát triển hiện đại hóa của Quân đội Trung Quốc, an ninh eo biển Đài Loan, giao lưu quân sự Trung-Mỹ. Báo cáo này đến nay đã có 11 bản. Những Think Tank tư nhân coi trọng nghiên cứu vấn đề quốc phòng và quân đội Trung Quốc chủ yếu có Công ty RAND, Chương trình Thế kỷ mới Mỹ (PNAC), Trung tâm Tiến bộ Mỹ (CAP), Trung tâm An ninh mới Mỹ (CNAS). Bước vào thế kỷ 21, những Think Tank này trước sau đã đưa ra một loạt báo cáo gây tranh cãi như “Eo biển khủng bố”, “Đại chiến lược Trung Quốc”, “Tiềm năng quân sự của công nghệ thương mại Trung Quốc”, “Ý tưởng tác chiến của Không quân Trung Quốc thế kỷ 21”, “Chiến lược chống thâm nhập của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với Mỹ”, “Tác chiến với Trung Quốc như thế nào”. Quân đội Mỹ cho rằng, Trung Quốc là quốc gia đang trỗi dậy, có tiềm năng cạnh tranh với Mỹ. Để đề phòng Trung Quốc, tầng lớp hoạch định chính sách Mỹ có lẽ cần các Think Tank tiến hành đánh giá khách quan đối với việc xây dựng quốc phòng và quân đội của Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển. Tháng 8/2009, các Think Tank thuộc phe bảo thủ Mỹ như “Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ” và “Hiệp hội Chương trình 2049” đã hợp tác đưa ra báo cáo nghiên cứu “chiến lược quốc phòng” Đài Loan mang tên “Ngăn chặn, phòng thủ, đẩy lùi và hợp tác”, Công ty RAND cũng đã công bố báo cáo nghiên cứu “Thế cân bằng” liên quan đến tình hình quân sự eo biển Đài Loan trên tạp chí “Wired”. Trong tình hình eo biển Đài Loan ngày càng hòa dịu, Think Tank Mỹ lại tập trung tuyên truyền về khoảng cách quân sự hai bờ, cố ý tạo ra căng thẳng. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét