>> Tên lửa DH-10 của Trung Quốc vô dụng ở Đông Nam Á
Cơ chế dẫn đường của tên lửa hành trình đối đất DH-10 kém chính xác và không hiệu quả với địa hình khu vực Đông Nam Á. >> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc Cuộc hành trình săn lùng công nghệ tên lửa LACM Chương trình phát triển tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) được Trung Quốc khởi xướng từ năm 1990. Đến năm 1991, trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, 80% tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk của Mỹ đã đánh trúng mục tiêu với CEP (sai số vòng tròn bán kính) chỉ 3m. Thành tích này thúc đẩy Trung Quốc lao vào cuộc tìm kiếm công nghệ tên lửa hành trình bằng mọi giá. Quá khó khăn để tiếp cận công nghệ của phương Tây, đích hướng cho cuộc săn lùng công nghệ này không ở đâu khác ngoài Nga. Các báo cáo không chính thức cho biết, sự phát triển của tên lửa hành trình DH-10 có sự giúp đỡ kỹ thuật từ phía Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, việc săn lùng các tên lửa Tomahawk bị lạc đường và không phát nổ cũng được ráo riết thực hiện. Báo cáo của Viện 2049, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về châu Á có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ cho biết: Trong chiến dịch tấn công tiêu diệt Bin Laden ở Afghanistan (1998), Mỹ đã phóng đi 75 tên lửa Tomahawk và một số trong chúng đã rơi xuống mà không phát nổ. Trung Quốc đã không mấy khó khăn để có được những tên lửa “xịt” này để nghiên cứu các công nghệ liên quan. Trung Quốc đã có được tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 sau nhiều cuộc "săn lùng" bằng mọi giá Ảnh: Ausairpower Báo cáo của Global Security cho biết, trong năm 1993, Trung Quốc xây dựng một trung tâm phát triển công nghệ tên lửa hành trình đối đất ở một khu vực lân cận Thượng Hải. Đến năm 1995, một số chuyên gia tên lửa từ Nga đã được tuyển dụng vào làm việc cho trung tâm này. Báo cáo cũng cho biết, bằng cách nào đó Trung Quốc đã có được một tập tài liệu kỹ thuật liên quan đến một hệ thống tên lửa hành trình của Nga. Một báo cáo chưa được xác nhận cho biết, trong giai đoạn 1999-2001, Ukraine xuất khẩu khoảng 18 tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-55 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân cho Trung Quốc và Iran. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc có được thiết kế của tên lửa Kh-65SE (biến thể xuất khẩu tầm ngắn của Kh-55). Kết quả của những nỗ lực trên, sau một thời gian dài miệt mài tìm kiếm, nghiên cứu, sao chép, chế tạo, Trung Quốc đã có "đứa con lai Nga-Mỹ” là DH-10. Tuy nhiên, tương tự như sự phát triển của các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, sự phát triển, tên gọi chính thức của chương trình tên lửa LACM Trung Quốc khá mơ hồ và không rõ ràng. Sự phát triển của chương trình này đôi khi cũng nhầm lẫn với chương trình phát triển tên lửa hành trình đối đất HN-1. Những thông số không kiểm chứng Tên lửa hành trình đối đất DH-10 được cho là đã triển khai hoạt động trong giai đoạn 2004-2005 cùng với việc thành lập lữ đoàn tên lửa hành trình thuộc "lực lượng nhị pháo" (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) có trụ sở tại Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Báo cáo của Global Security cho biết, đến hết năm 2008, Trung Quốc đã triển khai 200-500 tên lửa hành trình đối đất DH-10. Một biến thể khác của DH-10 là CJ-10 đã được triển khai trên máy bay ném bom chiến lược H-6M. Khả năng của những loại vũ khí "con lai" kiểu này gần như không thể kiểm chứng từ một bên thứ 3. Ảnh: Sinodefence Tầm bắn chính xác của DH-10 cũng là con số không được kiểm chứng, ít nhất là đến thời điểm hiện tại. Tầm bắn của tên lửa DH-10 được dự đoán từ 1.500-4.000km, tuy nhiên, nếu dựa vào kích thước, trọng lượng tên lửa thì tầm bắn của DH-10 khoảng từ 1.500-1.800km là hợp lý. Độ chính xác (tính bằng chỉ số CEP) của DH-10 được dự đoán ở mức 10m. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tháng 3/2009 cho biết, một biến thể khác của DH-10 là CH-10 sao chép hoàn toàn từ tên lửa hành trình Kh-55 đã được phát triển. Có khoảng 250 tên lửa cùng với 20-30 bệ phóng đã được triển khai, tầm bắn của biến thể này được cho là từ 1.500-2.000km. Trong tháng 7/2012, một số bức ảnh đăng tải trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc cho thấy, có vẻ tên lửa DH-10 được triển khai hoạt động trên tàu khu trục Type-052C. >> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc Vô dụng trong khu vực Đông Nam Á Một trong những yêu cầu quan trọng đối với tên lửa hành trình đối đất là cơ chế dẫn đường. Đây là nhân tố quyết định của bất kỳ loại vũ khí có điều khiển nào. Đối với Trung Quốc, phát triển cơ chế dẫn đường cho DH-10 là một thách thức lớn. Để có thể tấn công chính xác các mục tiêu cách xa hàng ngàn kilomet, tên lửa đòi hỏi phải có hệ thống dẫn đường rất tinh vi và kết hợp nhiều cách dẫn đường khác nhau nhằm tăng độ chính xác. Tên lửa DH-10 được cho là sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa dẫn đường quán tính (INS), dẫn đường men theo địa hình TERCOM và GPS. Tuy nhiên, để tên lửa có thể hoạt động với hệ thống dẫn đường men theo địa hình TERCOM thì bản đồ khu vực mục tiêu cần được lập sẵn và đưa vào bộ nhớ của tên lửa. Khi đó, radar đo độ cao của tên lửa sẽ ghi nhận các thông số về khu vực đang bay và chuyển vào một bộ nhớ nhỏ trong tên lửa để thực hiện các phép tính. Các thông số có được sẽ được tổ chức thành một dải các phép đo tương tự như một bản đồ, bản đồ tạm này sẽ được so sánh với bản đồ đã được lưu trữ từ trước để xác đinh vị trí và hướng, những thông tin này sẽ được sử dụng để điều chỉnh đường bay của tên lửa. Sử dụng DH-10 tại ĐNA là không phù hợp và nguy cơ rất lớn đối với thường dân Ảnh:Ausairpower Trong khi đó, Trung Quốc rất khó để lập được bản đồ địa hình đối với khu vực có địa lý phức tạp như Đông Nam Á. Trung Quốc không thể sử dụng máy bay do thám xâm nhập sâu vào bên trong không phận các quốc gia có chủ quyền để lập bản đồ mặt đất. Hơn nữa, theo các báo cáo không chính thức, hệ thống dẫn đường chủ đạo cho tên lửa DH-10 là GPS. Tuy nhiên, việc sử dụng tín hiệu GPS dân sự để dẫn đường cho một tên lửa quân sự chắc chắn không phải là lựa chọn khả thi, vì tín hiệu GPS dân sự rất dễ bị gây nhiễu. Nếu tên lửa DH-10 dựa vào hệ thống dẫn đường này thì khả năng đe dọa của nó là không đáng kể. Tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống dẫn đường quán tính để tìm đến mục tiêu, song đối với giải pháp này, chỉ số CEP sẽ rất lớn. Một khả năng được đề cập đến, trong trường hợp Mỹ cắt tín hiệu GPS tại khu vực tác chiến, tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga để tấn công mục tiêu. Song hiện nay, tín hiệu dận sự của hệ thống GLONASS chưa được phủ sóng toàn cầu, nên mức độ tin cậy của biện pháp này không khả quan hơn so với sử dụng tín hiệu GPS dân sự. Một phương pháp khác là sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, thời điểm hệ thống này đi vào hoạt động vẫn chưa được xác định, mức độ chính xác của hệ thống định vị vệ tinh này vẫn là một câu hỏi chưa thể giải đáp. Cần nhớ lại rằng, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk trở nên kém hiệu quả khi hoạt động tại những khu vực có địa hình hiểm trở. 75 tên lửa đã được Mỹ phóng đi trong năm 1998 nhưng không tiêu diệt được bin Laden. Một lượng lớn các tên lửa trượt mục tiêu, rơi vào các khu vực dân sự gây ra cái chết cho hàng trăm thường dân. Vì vậy, tên lửa DH-10 hay các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất khác của Trung Quốc mang lại cho quốc gia này khả năng răn đe quân sự đáng kể... trên lý thuyết. (Nguồn :: BDV) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét