>> Tìm hiểu loại tàu Trung Quốc mắc cạn ở biển Đông

Hôm 11/7, Chính phủ Trung Quốc xác nhận một chiếc tàu chiến đã bị mắc cạn ở biển Đông.

>> Tàu 871 của Hạm đội Nam Hải TQ bị chìm ở Hoàng Sa



http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc tàu thuộc lớp Giang Hồ V (cùng loại Đông Hoán), bố trí hai cụm bệ phóng (lắp 3 đạn) tên lửa ở trước và sau ống khói.


Theo tin từ Bộ Quốc phòng Philippines, chiếc tàu chiến của Trung Quốc bị mắc cạn mang số hiệu 560 có tên Đông Hoán, thuộc lớp tàu Giang Hồ V (Type-053H1G).

Đây là một trong những loại tàu chiến cũ kỹ, lạc hậu của Hải quân Trung Quốc.

“Cải lùi” vì vội vàng

Đầu những năm 1990, trước “cơn khát” tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành chương trình đóng mới khẩn cấp 6 tàu lớp Giang Hồ V.

Nhưng vì khẩn cấp nên Giang Hồ V (Type 053H1G) tuy được xem là biến thể cuối cùng của lớp tàu Giang Hồ (Type 053) nhưng thay vì cải tiến thì nó lại “cải lùi” để giảm giá thành và thời gian chế tạo.

Thực vậy, trong vòng 3 năm (1992-1995), Trung Quốc đã chế tạo và đưa vào hoạt động đồng loạt cả 6 tàu Giang Hồ V trong Hạm đội Nam Hải.

Giang Hồ V có lượng giãn nước 1.960 tấn, kích thước 103,22 x 10,8 x 3,05m. Tàu trang bị hai động cơ diesel 12E390VA sản sinh 16.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 25,6 hải lý/h, hoạt động liên tục trên biển 15 ngày.

Để giảm thời gian, Giang Hồ V thiết kế dựa trên khung thân Giang Hồ II (Type 053H1) chế tạo từ đầu những năm 1980, có một số sửa đổi cải tiến nhỏ (cabin kín, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phòng vệ xạ - sinh - hóa NBC, hệ thống chiến đấu tích hợp).

Tất nhiên, nó cũng kế thừa sẵn những yếu điểm của công nghệ tàu chiến những năm 1980, đó là tính tự động hóa kỹ thuật không cao (thủy thủ đoàn đông đảo 200 người), kiểu dáng dễ bộc lộ trước radar đối phương.

Hiện đại với những năm... 1960-1970

Trang bị vũ khí của Giang Hồ V thậm chí còn yếu kém hơn cả "người em" Giang Hồ III khi trang bị tên lửa chống hạm lỗi thời, không phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Về hỏa lực, Giang Hồ V trang bị 6 tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn SY-1. Loại tên lửa này được chế tạo dựa theo mẫu P-15 Termit của Nga, có tầm bắn khoảng 80km, lắp đầu đạn nặng 513kg. Đây là loại vũ khí cũ kỹ, đầu đạn tuy lớn nhưng tầm bắn hạn chế.

Ngoài tổ hợp SY-1, Giang Hồ V trang bị hai pháo hạm Type 79 2 nòng cỡ 100mm bố trí ở đầu và đuôi tàu. Loại pháo này được dùng để chống mục tiêu trên biển tầm gần hoặc hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biến. Pháo Type 79 có tầm bắn 22km, tốc độ bắn 18 phát/phút.

Cả hai hệ thống tên lửa SY-1 và pháo hạm Type 79 dùng chung radar điều khiển hỏa lực Type 343. Pháo 100mm còn được hỗ trợ thêm thiết bị ngắm quang – điện trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.

Hỏa lực phòng không của Giang Hồ V cũng không khá hơn hỏa lực chống hạm khi nó không có hệ thống tên lửa đối không. Giang Hồ V chỉ có 4 tháp pháo phòng không Type 76A 2 nòng cỡ 37mm kết hợp radar điều khiển hỏa lực Type 341.

Pháo Type 76A có tầm bắn 8.500m, tốc độ 180 phát/phút. Type 76A có thể hữu hiệu phần nào khi đối phó với máy bay nhưng với tên lửa hành trình đối hạm cao tốc thì có lẽ là không đủ để cứu nó khỏi bị đánh chìm.

Giang Hồ V còn được thiết kế hệ thống chống ngầm gồm 2 cụm máy phóng rocket săn ngầm Type 87 (6 nòng) bắn đạn cỡ 240mm, tầm bắn xa nhất 1.200m.




http://nghiadx.blogspot.com
SY-1 là loại tên lửa chống hạm kiểu cũ.

Hệ thống điện tử của Giang Hồ V gồm: đài radar trinh sát đường không/đường biển Type 360 có tầm hoạt động 150km phát hiện máy bay và 50km phát hiện tên lửa đối hạm đối phương; đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 517H; 2 đài radar định vị RM-1290 cùng hệ thống sonar gắn dưới thân tàu.

Nhìn chung, vũ khí của Giang Hồ V là cực kỳ lạc hậu trên cả ba mặt. Tên lửa đối hạm SY-1 có tầm bắn ngắn, tốc độ chậm, dễ bị đánh chặn, độ chính xác kém.

Bên cạnh đó, hỏa lực đối không của nó không hữu hiệu đối với mục tiêu là tên lửa đối hạm cao tốc. Không những thế, các tên lửa ngày nay có độ cao bay pha cuối rất thấp, khó đánh chặn.

Vũ khí chống ngầm không của tàu cũng còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Không chắc Giang Hồ V có đủ khả năng tiếp cận vào tầm gần (1.200m) để tiêu diệt tàu ngầm hay không? Trong khi đó, đối phương có thể phát hiện ra nó trước từ cả trăm kilomet và phóng tên lửa tiêu diệt. Type 87 có lẽ chỉ còn để “làm cảnh” hoặc sẽ dùng cho yểm trợ hỏa lực đổ bộ đường biển.

Quả thực, Giang Hồ V chỉ thích hợp với một cuộc chiến tranh trên biển những năm 1960-1970 hơn là từ năm 1990 trở đi. Xu thế chung lúc này là kiểu dáng tàu chiến được thiết kế để giảm thiểu tối đa phản xạ sóng radar. Hỏa lực trang bị tên lửa hành trình đối hạm có tầm bắn hàng trăm km, tốc độ bay siêu âm, bố trí tên lửa đối không, pháo phòng không có tốc độ bắn vài nghìn viên/phút.

Ưu tiên hiện đại hóa

Thấy được những yếu kém đó, từ những năm 2000 Hải quân Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa các tàu chiến lớp Giang Hồ V. Hai chiếc đầu tiên, trong đó có tàu Đông Hoán (560) được ưu tiên thực hiện trước.

Sau khi hoàn tất vào năm 2008, Đông Hoán (560) thay thế tổ hợp tên lửa SY-1 bằng tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm YJ-83 (8 đạn). YJ-83 là loại tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc được trang bị cho nhiều chiến hạm hiện đại của nước này. Với YJ-83 thì sức mạnh chống hạm của Đông Hoán trở nên mạnh hơn trước.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Đông Hoán (560) sau khi được hiện đại hóa.

YJ-83 lắp động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ hành trình siêu âm Mach 1.3-1.5, tầm bắn tối đa khoảng 120-160km. Trong hành trình bay, YJ-83 bay cách mặt nước 10-30m, ở pha cuối hạ xuống 5m. Tên lửa được điều khiển bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động.

Tàu Đông Hoán (560) thay thế kiểu tháp pháo Type 79A và thay thế bằng loại PJ33A cùng cỡ nòng nhưng thiết kể để làm giảm tiết diện phản xạ sóng radar. Đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 514 cũng được gỡ bỏ.

Tuy có mạnh hơn trong vai trò chống hạm tàu, nhưng hỏa lực phòng không của Đông Hoán vẫn được giữ nguyên với 4 tháp pháo 37mm. Thế nên, nó vẫn có thể “dễ dàng” bị đối phương diệt gọn.

(Nguồn :: BDV)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét