>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông

Nếu Mỹ nhận lời Philippines triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-3C ở biển Đông, sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu ngầm hạt nhân TQ.

>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản
>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C do Mỹ chế tạo, đã triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - phía đông và đông bắc Trung Quốc. Trong hình là máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

“Lính tạm thời” P-3C

“Thợ săn” P-3C là một loại máy bay săn ngầm (chống tàu ngầm) trên biển tầm xa, có 4 động cơ và cất cánh từ đất liền, do Công ty Lockheed Martin, Mỹ thiết kế sản xuất, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa và tác chiến chống hạm.

Máy bay săn ngầm P-3C trang bị 4 động cơ cánh quạt, dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, tốc độ 610 km/giờ, hành trình có thể đạt 8.944 km, bán kính hoạt động tối đa là 3.835 km.
Máy bay này tổng cộng đã phát triển 3 phiên bản, lần lượt là P-3A/B/C, mỗi phiên bản đều có nhiều kiểu loại, nhưng hiện nay chỉ có P-3C là đang hoạt động. P-3C của Hải quân Mỹ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống tàu ngầm độc lập, còn có thể yểm hộ cho cụm chiến đấu tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.

Nguồn tin mới nhất từ Quân đội Mỹ cho biết, quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp lô 5 máy bay P-3C đầu tiên thành P-3C4, loại máy bay đã được cải tạo khả năng mạng này đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ.

Mặc dù Hải quân Mỹ đã phát triển được máy bay P-8A Poseidon tiên tiến hơn, đồng thời có kế hoạch thay thế toàn diện P-3C vào năm 2013, nhưng mục đích chủ yếu của P-3C phiên bản cải tiến chỉ là lấp chỗ trống tác chiến trước khi đưa P-8A vào hoạt động.

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân, có 50 chiếc trong số 157 máy bay P-3C của Hải quân Mỹ được cải tạo.

Nội dung cải tiến gồm: liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng được mã hóa của vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế, và hiển thị hình ảnh chiến thuật tích hợp dựa trên Windows.

"Thợ săn" P-3C của Hải quân Mỹ, mối đe dọa của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Liên kết dữ liệu Link 16 chủ yếu dùng cho chia sẻ dữ liệu với lực lượng NATO, thông tin vệ tinh thì cung cấp truyền dữ liệu giao thức internet và cuối cùng thực hiện video trực tuyến.

Đầu năm nay, Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân đã bàn giao 74 máy bay P-3C được cải tạo kỹ thuật hệ thống âm thanh, đã tăng cường khả năng tiếp nhận phao sonar cho máy bay.

Ở giữa và dưới thân trước của máy bay này có 1 khoang đạn 3,91 m x 2,03 m x 0,088 m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo, có thể mang theo ngư lôi, bom nổ dưới nước, bom, thủy lôi, ổ phóng tên lửa, tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không; đồng thời có thể mang theo các loại phao sonar, phao nước và pháo sáng. Vũ khí chính dùng để tác chiến của P-3C có ngư lôi MK-46, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick.

Mỗi máy bay P-3C đều biên chế 11 nhân viên phi hành đoàn. Trong đó, 2 chuyên gia tình báo sonar có thể tiến hành phân tích dữ liệu của phao sonar bất cứ lúc nào, làm rõ loại hình cụ thể của các mục tiêu dưới nước.

Do tàu ngầm khác nhau của các nước trên thế giới phát ra âm thanh khác nhau, máy bay P-3C dò tàu ngầm bằng nhiều phương pháp như thả hệ thống dò sonar xuống vùng biển khả nghi để tìm kiếm âm thanh khả nghi.

Chuyên gia tình báo có thể so sánh những âm thanh đó với những “âm thanh” các loại tàu ngầm ở trong kho dữ liệu máy tính, nhanh chóng có thể phán đoán mục tiêu dưới nước là loại tàu ngầm nào, của nước nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.

Không chỉ như vậy, loại máy bay này còn có thể sử dụng radar hoặc hệ thống sonar khác xác định vị trí cụ thể của tàu ngầm đối phương. Để dò tàu ngầm đối phương trên phạm vi lớn, mỗi máy bay P-3C không chỉ có thể sử dụng hệ thống phao sonar mang theo, mà còn có thể trang bị nhiều thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại để nhận rõ và chính xác hơn vị trí của tàu ngầm dưới nước.

Tàu ngầm Trung Quốc khó có thể giấu mình

Hiện nay, P-3C đã hoạt động ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đương nhiên, các căn cứ của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng triển khai rất nhiều máy bay P-3C các loại.

Nhưng, ở khu vực biển Đông, còn chưa có nước nào trang bị loại máy bay săn ngầm này, nếu Philippines mời được máy bay săn ngầm của quân Mỹ đến đây, nó sẽ là lực lượng máy bay P-3C lần đầu tiên triển khai ở biển Đông.

Philippines không chỉ muốn mời máy bay P-3C của quân Mỹ, hơn nữa, theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, Mỹ “đang sơ bộ lập kế hoạch hỗ trợ Philippines xây dựng một trung tâm giám sát bờ biển quốc gia”.

Trung tâm giám sát này có thể cung cấp tình hình tổng thể về vùng biển lãnh thổ của Philippines, có thể hỗ trợ Philippines tấn công buôn lậu và ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hiện nay, Mỹ và Quân đội Philippines đang tiến hành thảo luận một loạt sự lựa chọn.

Các nhà phân tích cho rằng, Philippines có đường bờ biển dài, chỉ dựa vào radar mặt đất rất khó bao quát toàn bộ vùng biển xung quanh, vì vậy “Trung tâm giám sát bờ biển quốc gia” theo kế hoạch của Philippines rất có thể sẽ còn tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ như máy bay giám sát và tình báo vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Quân đội Hàn Quốc, do Mỹ chế tạo.

Theo các nguồn tin, gần đây, Tổng thống Philippines Aquino tuyên bố, Philippines hoan nghênh quân Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk và các máy bay trinh sát khác ở Philippines và khu vực xung quanh.

Philippines không những tăng cường khả năng giám sát của mình, mà còn duy trì đề phòng rất cao đối với hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này.

Thực lực của Hải quân Philippines rất có hạn, cũng không thể đối phó với hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng, máy bay P-3C đến biển Đông sẽ làm thay đổi tình hình bất lợi này của Philippines. Đối với quân Mỹ, tác dụng càng nổi bật hơn.

Những năm gần đây, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C từng nhiều lần tiến hành theo dõi tàu thuyền trên biển của Trung Quốc, cung cấp thông tin tình báo để bảo vệ lợi ích trên biển cho Mỹ, Nhật Bản.

Nhưng, máy bay này muốn tuần tra thường xuyên ở biển Đông thì phải xuất phát từ các căn cứ ở Guam và Okinawa, mặc dù cũng có thể tiến hành do thám trong thời gian nhất định đối với khu vực biển Đông, nhưng không thể duy trì 24/24 giờ, đặc biệt là việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp, rõ ràng là lực bất tòng tâm.

Nếu máy bay P-3C của quân Mỹ nhận lời mời của Philippines chính thức đến đóng ở các căn cứ ở Philippines, nó sẽ tác động nghiêm trọng đối với hoạt động tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines mời Mỹ triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk ở biển Đông.

Mặc dù khả năng chạy yên lặng của tàu ngầm Trung Quốc trong những năm gần đây tiến bộ rất nhanh, cộng với địa hình lòng biển ở biển Đông rất phức tạp, thủy triều và nhiệt độ nước thay đổi thất thường, đều đã gây khó khăn cho hoạt động do thám của P-3C.

Nhưng, một khi máy bay P-3C hoạt động lâu dài ở biển Đông, nắm chắc đầy đủ địa hình dưới nước và đặc điểm thủy văn của vùng biển này, cộng với việc nâng cấp máy bay này, sẽ có thể từng bước nắm chắc được thông tin các hoạt động của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc, từ đó tạo ra mối đe dọa sống còn cho tàu ngầm Trung Quốc.

Điều nghiêm trọng hơn là, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ “trực ban” sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông, Mỹ đưa máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến chắc chắn sẽ làm cho ý đồ phong tỏa tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc vươn ra biển xa của Mỹ được thực hiện.

Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Philippines trong vấn đề bãi cạn Scarborough vừa qua, cho rằng nước này đã “lôi kéo thế lực bên ngoài vào can thiệp tình hình biển Đông”.

Ngày 3/7 hãng AFP dẫn lời người phát ngôn Tổng thống Philippines Ricky Carandang cho biết, Philippines có thể có kế hoạch mời Mỹ điều vài máy bay săn ngầm P-3C Orion đến biển Đông nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Philippines đối với vùng biển này.

Theo bài báo, yêu cầu này là sẽ tăng cường khả năng theo dõi, kiểm soát cho Philippines, nhưng hành động này có thể gia tăng quan hệ căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, dự kiến sẽ thay thế cho máy bay P-3C.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét