>> Báo Hàn Quốc bàn về khả năng máy bay J-10 Trung Quốc
“Máy bay chiến đấu J-11, J-10 trang bị tên lửa hành trình tầm xa có thể là một thủ đoạn mới để Trung Quốc giành giật chủ quyền biển Đông”. >> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc >> Su-30 của Việt Nam, Ấn Độ không bằng J-10B của Trung Quốc Tên lửa hành trình tầm xa CJ-10 tại Lễ duyệt binh của Trung Quốc. Ttờ “Phương Đông” Trung Quốc ngày 7/7 loan tin, trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Không quân Shilla” gần đây có bài viết cho rằng, Trung Quốc vẫn chưa trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho máy bay chiến đấu, nhưng cuộc khủng hoảng ở biển Đông đòi hỏi lực lượng tấn công đường không của Trung Quốc phải có khả năng tấn công xa hơn, vì vậy khả năng TQ sẽ trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho máy bay chiến đấu. Trong giai đoạn đầu, máy bay chiến đấu hạng nặng của Trung Quốc với đại diện là J-11 là máy bay trang bị tên lửa hành trình, sau này có thể từng bước quá độ đến J-10. Bài viết cho rằng, trong cuộc chiến tranh trên biển Đông vào thập niên 1980 giữa Trung Quốc và Việt Nam (năm 1988, Trung Quốc xâm chiếm một số đảo, đá ở biển Đông -PV), tàu chiến mặt nước (tàu nổi) của Hải quân Trung Quốc đã lợi dụng được thủ đoạn, nhưng điều đáng chú ý là, lực lượng hàng không mạnh của Hải quân Trung Quốc lại hầu như không đóng vai trò gì trong toàn bộ quá trình xung đột này. Nguyên nhân ở chỗ, khi đó, máy bay chiến đấu chủ lực của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc là máy bay chiến đấu J-7, J-8 và máy bay tấn công Q-5. Những máy bay chiến đấu này rất hạn chế về hành trình và khả năng mang theo. Những hạn chế trong cuộc chiến tranh trên biển Đông trước đây của máy bay chiến đấu Trung Quốc đã trở thành động lực đầu tiên để sau này Trung Quốc nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến đấu Phi Báo (JH-7). Máy bay ném bom chiến đấu JH-7 đã trang bị hàng loạt cho Không quân Trung Quốc. Mặc dù máy bay chiến đấu JH-7 đã được nghiên cứu phát triển thành công, Trung Quốc vẫn bất lực trong việc dùng hỏa lực bao trùm biển Đông một cách hiệu quả, điều này cũng trở thành nguyên nhân căn bản để “các nước Đông Nam Á chưa sợ hãi trên biển Đông”.- Hoàn Cầu báo của Trung Quốc bình luận. Trong môi trường tác chiến đặc biệt này ở biển Đông, cái gọi là “tầm xa” hoàn toàn không phải là định nghĩa truyền thống “tầm phóng vượt 200 km”, mà là sau khi máy bay chiến đấu và tên lửa kết hợp với nhau, có thể bao trùm hiệu quả lên biển Đông rộng lớn. Tên lửa có thể đáp ứng được nhu cầu này chỉ có thể là tên lửa hành trình tầm xa. Đồng thời, do quan tâm đến tính linh hoạt trong tác chiến, việc lắp thêm tên lửa hành trình tầm xa cho máy bay chiến đấu có lẽ sẽ trở thành một thủ đoạn mới để Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, hiện nay J-10 và J-11 có thể trở thành những trang bị có thể được xem xét. Bài viết cho rằng, trong kho vũ khí hiện nay của Trung Quốc, tên lửa hành trình tầm xa dòng CJ xuất hiện trong lễ duyệt binh năm 2009 là loại tên lửa có thể được xem xét, còn máy bay chiến đấu mang theo tên lửa CJ ban đầu có thể sử dụng J-11, sau đó là J-10. Trong khi đó, máy bay ném bom chiến đấu JH-7, lực lượng chủ lực hàng không của Hải quân Trung Quốc hiện nay, hoàn toàn không thích hợp làm máy bay trang bị tên lửa hành trình. Lý do rất đơn giản, máy bay JH-7 là máy bay chiến đấu hạng nặng áp dụng khung máy bay thế hệ thứ ba, không gian nâng cấp bên trong có hạn, nền tảng điện tử hàng không chỉnh thể tương đối kém, không thích hợp tiến hành tích hợp với tên lửa hành trình cao cấp. Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc. Trong khi đó, J-11 là máy bay chiến đấu được Không quân Trung Quốc dốc sức phát triển, trình độ công nghệ chỉnh thể đã đạt trình độ thế hệ 3+. Đồng thời, máy bay chiến đấu J-11 có thân tương đối lớn cũng có thể đáp ứng yêu cầu trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong giai đoạn đầu. Là máy bay chiến đấu hạng nặng, biển Đông lại rộng lớn và các đảo, đá có hạn, việc triển khai J-11 cũng đối mặt với rất nhiều hạn chế. Vì vậy, máy bay chiến đấu hạng trung (cỡ vừa) có hành trình đầy đủ như J-10 mới là máy bay chiến đấu trang bị tên lửa hành trình lý tưởng nhất của Trung Quốc triển khai ở biển Đông, đưa tên lửa hành trình tích hợp với máy bay chiến đấu J-10, loại máy bay có thể tích nhỏ hơn, trình độ công nghệ cao hơn, cũng là xu thế tất yếu. "Khi đó, Trung Quốc triển khai lực lượng tấn công đường không ở biển Đông sẽ có tính linh hoạt, hỏa lực mạnh, có thể bao trùm hiệu quả lên biển Đông, cho dù trong thời chiến hay thời bình, đều sẽ khiến cho các nước duyên hải Đông Nam Á khó có thể chiếm ưu thế trong các cuộc đối đầu với Trung Quốc" - Hoàn Cầu báo tự tin khi nhận định. Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét