>> Vai trò của diễn đàn Shangri-La bị Trung Quốc hạ bệ

Những biểu hiện, dấu hiệu lạ của quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bộc lộ điều này. Sở dĩ Trung Quốc hạ bệ vai trò của diễn đàn Shangri-La không phải vì họ coi nhẹ, ngược lại họ rất quan tâm và lo sợ bởi vì diễn đàn này sẽ trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm biển Đông, tham vọng bá quyền của Bắc Kinh

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh


Hôm 1/6/2012 đối thoại an ninh chiến lược khu vực châu Á – Thái Bình Dương Shangri-La lần thứ 11 chính thức khai mạc tại Singapore, kéo dài 3 ngày và quy tụ giới chức quân sự cao cấp, chuyên gia, học giả của 28 quốc gia.



http://nghiadx.blogspot.com
 Tổng thống Cộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono

http://nghiadx.blogspot.com
Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Robert Gates đăng đàn đề cập quan điểm của Mỹ về vấn đề biển Đông khiến Trung Quốc khó chịu

Trung Quốc chính thức tham dự diễn đàn Shangri-la từ năm 2007. 4 năm liên tục, Bắc Kinh đều cử 1 Phó tổng tham mưu trưởng dẫn đầu đoàn quân sự Trung Quốc đến Singapore dự đối thoại, năm 2011 “đột ngột” nhảy lên cấp Bộ trưởng Quốc phòng, ông Lương Quang Liệt dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-la.

Tuy nhiên, khá bất ngờ, Shangri-la 2012 đã cận kề mà không có thông tin nào về đoàn Trung Quốc sẽ tham dự đối thoại lần này cho tới tận phút chót, trong cuộc họp báo ngày hôm qua 31/5, người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân cho hay, Bắc Kinh cử trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc làm trưởng đoàn đi dự đối thoại Shangri-La.

http://nghiadx.blogspot.com
 Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân

Có lẽ để tránh những đồn đoán của dư luận về sự giảm đột ngột cấp độ trưởng đoàn Trung Quốc dự đối thoại an ninh quan trọng này, Dương Vũ Quân nhấn mạnh, việc bố trí nhân sự như vậy là do “nhu cầu công việc”!?

Cùng ngày, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Vị Dân cũng lên tiếng phân bua về cái sự lạ lùng này:

“Sự vụ của châu Á – Thái Bình Dương nên để các nước châu Á – Thái Bình Dương xử lý, các bên đều nên nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực này, chớ nên khơi ra nghị trình quân sự và an ninh nổi cộm”.


http://nghiadx.blogspot.com
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân muốn "nhắc nhở ai chớ khơi ra các nghị trình quân sự và an ninh nổi cộm" tại Shangri-La, nhắc nhở đó nhằm mục đích gì?

Tại sao Trung Quốc lại có sự thay đổi 180 độ đối với một diễn đàn an ninh quan trọng như vậy tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương? Có thể thấy, biển Đông là một trong những nguyên nhân, và là nguyên nhân quan trọng nhất.

Và điều này một lần nữa cho thấy Bắc Kinh sợ, rất sợ quốc tế hóa vấn đề biển Đông, rất ngán Mỹ và các quốc gia khác can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp theo tinh thần đàm phán hòa bình, cơ chế đa phương trên cơ sở luật pháp và trọng tài quốc tế.

Đó không phải là một kết luận chủ quan ngẫu nhiên, bởi điều này đã được minh chứng cụ thể bằng những hành động cũng như tín hiệu, thông điệp mà Bắc Kinh gửi đi qua giới truyền thông thời gian vừa qua, nhất là sau khi xảy ra căng thẳng trên bãi đá Scarborough giữa Trung Quốc với Philippines.
http://nghiadx.blogspot.com
Nhiệm Hải Tuyền, trung tướng, Phó giám đốc học viện Khoa học quân sự Trung Quốc được cử làm trưởng đoàn đại diện Bắc Kinh dự Shangri-La 2012, Trung Quốc đột ngột giảm cấp độ trưởng đoàn từ Bộ trưởng Quốc phòng sang một viên trung tướng cấp cục - vụ là một dấu hiệu lạ của Shangri-La năm nay

Sự kiện căng thẳng ấy bắt đầu từ ngày 10/4 thì đến ngày 4/5 ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lên đường thăm Mỹ, một chuyến thăm của quan chức cao cấp nhất quân đội Trung Quốc tới Mỹ sau 9 năm trời, biển Đông và Scarborough được dư luận giới quan sát quốc tế cho rằng là một trong những nội dung quan trọng được ông đặt ra với người Mỹ.

Và mới đây thôi, cũng chính ông Lương Quang Liệt bất ngờ xuất hiện tại Campuchia trước và trong hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 với quá nhiều dấu hiệu “lạ”.

Đầu tiên, ông đại diện cho Bắc Kinh ký hiệp định viện trợ quân sự cho Campuchia 19 triệu USD để xây dựng quân đội nước này.

Động thái được tờ QQ News nhận định là nhằm “giảm căng thẳng trên biển Đông?!”. Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi, Campuchia đâu có tranh chấp hay “gây hấn” gì với Trung Quốc trên biển Đông mà Trung Quốc tự nhiên lại “cho không” Campuchia 19 triệu USD để giảm căng thẳng?

http://nghiadx.blogspot.com
 Ông Lương Quang Liệt và người đồng cấp Campuchia, tướng Tea Banh ký hiệp định hợp tác, trong đó Bắc Kinh "cho không" Phnom Penh 19 triệu USD viện trợ quân sự

Hóa ra, năm nay là năm Campuchia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN, có thể ít nhiều với khoản viện trợ ấy, Bắc Kinh muốn Campuchia bằng cách nào đó, làm thế nào đó để ASEAN không kết thành một khối và đứng ra đại diện 4 nước có tranh chấp trên biển Đông đàm phán với Trung Quốc mà để cho Bắc Kinh đàm phán tay đôi với từng nước, như thế dễ hơn.

Cũng trong chuyến công du trước thềm khai mạc Shangri-La đúng có 2 ngày này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc còn lên tiếng cáo buộc Philippines là “thủ phạm” gây căng thẳng trên bãi Scarborough và “nghiêm khắc yêu cầu” Manila không được làm phức tạp thêm tình hình.

Ngoài ra, ông có 45 phút để trao đổi với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN về quan điểm đàm phán tay đôi giải quyết tranh chấp vấn đề biển Đông, dứt khoát không chấp nhận đàm phán đa phương, phản đối kịch liệt đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế cũng như để một bên thứ 3 khác tham dự, dù họ có tuyên bố mình có lợi ích, thậm chí là lợi ích cốt lõi ở biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
QQ News đưa tin ông Lương Quang Liệt gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore với thông tin bôi đậm đầy ẩn ý làm đau đầu các nhà phân tích

Và thật bất ngờ, tờ QQ News lại một lần nữa khiến dư luận phải “choáng” khi đưa tin ngày 29/5, tại Phnom Penh, ông Lương Quang Liệt đã có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore – nước chủ nhà đăng cai đối thoại Shangri-La.

Bài báo này chỉ nói hai ông gặp gỡ, thúc đẩy hợp tác chung chung mà không có thông tin cụ thể nào về lĩnh vực hợp tác. Không lẽ họ chỉ gặp, chào nhau và nói mấy câu?

Sẽ chẳng có gì đáng nói vì việc hai quan chức gặp nhau là điều bình thường, nếu như QQ News không bôi đen, tô đậm thông tin: “Trung Quốc sẽ trước sau như một ủng hộ vai trò mang tính xây dựng đặc biệt mà Singapore đã phát huy trong các sự vụ của khu vực cũng như quốc tế, đồng thời (Trung Quốc) cũng hy vọng phía Singapore ủng hộ Trung Quốc trong những vấn đề liên quan đến lợi ích to lớn của Trung Quốc”.

Một trong những cái gọi là “liên quan đến lợi ích to lớn của Trung Quốc” nóng hổi và nổi bật hiện nay đó chính là vấn đề biển Đông, mà chỉ 2 ngày sau đó có hẳn một cuộc đối thoại của lãnh đạo quân đội 28 nước, họ sẽ bàn về an ninh biển Đông cũng như căng thẳng trên bãi cạn Scarborough thì ông Liệt lại không tham dự.

Mỹ muốn xây dựng một NATO ở châu Á – Thái Bình Dương

http://nghiadx.blogspot.com

Đối lập hoàn toàn với sự "hững hờ" (thực tế là đặc biệt quan tâm, nhưng quan tâm kiểu khác) bất ngờ của giới chức Trung Quốc đối với đối thoại Shangri-La, đến Singapore tham dự đối thoại năm nay ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta còn có sự tháp tùng của Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear.

Ngoài bộ ba được mệnh danh là "Big Three" – tạm dịch là “3 ông lớn”, phái đoàn Mỹ còn có sự góp mặt của hai Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Lieberman.

Đối lập với Trung Quốc, phái đoàn Mỹ tham dự Shangri-La 2012 với đội ngũ hùng hậu nhất: Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân - tướng Martin Dempsey và thêm cả Tư lệnh Hạm đội 7 Samuel Locklear
Đội hình Mỹ tham dự Shangri-La 2012 được đánh giá là hùng hậu nhất từ trước đến nay, trong đó ông Leon Panetta và tướng Martin Dempsey trước đó, hôm 23/5 đã cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton hối thúc các nhà lập pháp Mỹ thông qua việc Mỹ phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc để họ có thể can thiệp sâu hơn vào những tranh chấp trên biển Đông, bảo vệ lợi ích của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt, táo tợn hơn trên biển Đông.

Ngay như Thượng nghị sĩ John McCain cũng là người đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển Đông, trước đó không lâu ông đã phải lên tiếng yêu cầu giới chức Hoa Kỳ chớ để “Trung Quốc muốn làm gì thì làm” sau khi xảy ra căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines trên biển Đông.

Sớm hôm nay, 1/6/2012 trên website bộ Quốc phòng Mỹ, tướng Martin Depsey, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân cũng đã bóng gió xa xôi về khả năng hình thành một tổ chức tương tự như NATO ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và chuyến đi này Mỹ muốn biết ý các bên thế nào.

Một mặt ông nhấn mạnh sự quay trở lại khu vực Thái Bình Dương không phải là thiết lập sự thống trị của Mỹ mà mục tiêu chính là cùng các đối tác trong khu vực duy trì, tăng cường môi trường hợp tác an ninh giữa các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân, tướng Martin Dempsey muốn nghe tướng lĩnh, học giả 27 nước dự đối thoại Shangri-la nói về vấn đề biển Đông

Tướng Martin Dempsey nói ông muốn nghe những gì quan chức quốc phòng của 27 nước khác có thể nói về tranh chấp chủ quyền biển Đông, bãi đá Scarborough và đảo Senkaku biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các bên liên quan. Tuy nhiên tướng Martin Dempsey cũng nói rõ, Mỹ không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp mà khuyến khích các bên giải quyết qua con đường hòa bình.

"Tôi nghĩ đó là sức mạnh tuyệt vời của NATO", Dempsey nói, “một tổ chức an ninh tương tự như với NATO liên quan đến sự tham gia của nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có thể có giá trị, nhưng chỉ khi các quốc gia khác muốn nó. Chúng tôi sẽ phải xem cảm giác hài lòng của các đối tác của chúng tôi và không chỉ cố gắng trong việc tìm một vài cách áp đặt trên họ".

http://nghiadx.blogspot.com
Lần đầu tiên Mỹ nhắc tới lợi ích cốt lõi của mình trên biển Đông được Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra trong chuyến công du Hà Nội ngày 23/7/2010

Như vậy có thể thấy rõ ràng, trong khi Mỹ tiếp tục khẳng định sự hiện diện và vai trò của mình tại biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương là nhằm “bảo vệ lợi ích, lợi ích cốt lõi” của Mỹ thì Trung Quốc thực sự lo sợ vấn đề biển Đông bị quốc tế hóa, Mỹ và các bên liên quan sẽ tham dự tiến trình giải quyết tranh chấp, hoặc chí ít sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến điều đó.

Những biểu hiện, dấu hiệu lạ của quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bộc lộ điều này. Sở dĩ Trung Quốc hạ bệ vai trò của diễn đàn Shangri-La không phải vì họ coi nhẹ, ngược lại họ rất quan tâm và lo sợ bởi vì diễn đàn này sẽ trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm biển Đông, tham vọng bá quyền của Bắc Kinh mặc dù Trung Quốc thừa hiểu nó quan trọng như thế nào đối với khu vực cũng như các quốc gia láng giềng khác.

Thay vào đó, Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động của các tổ chức khác mà Trung Quốc có thể can dự hoặc kiểm soát tốt hơn, ví như tổ chức hợp tác Thượng Hải, hợp tác Trung Á, ASEAN…sẽ được đề cập và phân tích kỹ hơn trong loạt bài sắp tới.

Những động thái nêu trên từ cả hai phía Trung Quốc và Mỹ cho thấy, Shangri-La và các diễn đàn quốc tế đa phương tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là môi trường, là cơ hội rất tốt cho các bên tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đưa ra công luận những vấn đề Trung Quốc đang cố tình áp đặt luật chơi riêng nhằm thực hiện âm mưu bá chủ, độc chiếm.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đều hối thúc Thượng viện thông qua việc phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc để Mỹ thuận lợi hơn khi can thiệp vào biển Đông, đầu tiên và trước hết là bảo vệ "lợi ích cốt lõi" của Mỹ.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rất rõ một vấn đề, trong quan hệ quốc tế cố nhiên lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, đối với bên nào cũng vậy thì Mỹ, Nhật Bản hay một bên thứ 3 nào đó cũng không ngoại lệ. Mỹ, Nhật Bản quay trở lại biển Đông hoặc khẳng định sự hiện diện của mình tại nơi đây, đầu tiên và trước hết là để bảo vệ lợi ích, thậm chí lợi ích cốt lõi của họ chứ không phải vì một bên nào cả, dù cho có thể bên đó là đồng minh của họ.

Do đó, một điều rất quan trọng đặt ra cho các bên có tranh chấp và không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc tại khu vực là cần làm rõ lợi ích của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…trong khu vực là gì để cùng phối hợp với họ, tận dụng sự quan tâm chú ý cộng đồng quốc tế nhằm nâng cao vị thế của chính mình trên bàn đàm phán, hạn chế tối đa sự lấn lướt, áp đặt luật chơi của Trung Quốc.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mặc nhiên là một nhiệm vụ thiêng liêng không thể thoái thác, nhưng bảo vệ như thế nào cho hiệu quả là điều cần suy nghĩ, tính toán chắc chắn. Trong đó, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đoàn kết dân tộc, đi bằng đôi chân của chính mình là yếu tố sức mạnh nội tại mang tính quyết định, đồng thời phải tận dụng tối đa sự ủng hộ cũng như xu thế, trào lưu của công luận quốc tế và các bên thứ 3 sẽ giúp các bên có tranh chấp chủ quyền tránh được những nguy cơ từ âm mưu, tham vọng của Trung Quốc.

(Dẫn nguồn BÁO GIÁO DUC.NET.VN)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét