>> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết"

Được mệnh danh là 'Ba ngón tay của Thần chết', SA-6 là một hệ thống tên lửa đối không tầm trung lợi hại cho đến tận hôm nay.

>> S-400 Triumf chống lại Antei-2500



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không tầm trung,SA-6.


2K12 Kub, NATO định danh là SA-6 Grainful là hệ thống phòng không cơ động tầm trung, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được sản xuất tại Liên Xô vào năm 1958. Hệ thống có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly từ 4-24km với tầm cao từ 50-14000m.

Sự phát triển của 2K12 Kub được bắt đầu vào ngày 18/7/1958 theo yêu cầu của Ban chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô. Hệ thống tên lửa được yêu cầu phải có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không với tốc độ bay từ 420-600 m/s, độ cao hiệu quả từ 100-7.000m, phạm vi hiệu quả khoảng 20km. Hệ thống được nghiên cứu và phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa học NIIP.

Hệ thống tên lửa 2K12 trải qua thời gian thử nghiệm khá dài từ năm 1959-1966, sau khi vượt qua các khó khăn về kỹ thuật, hệ thống được chấp nhận đưa vào sử dụng trong tháng 1/1967, công tác sản xuất loạt được thực hiện ngay vào năm đó.

SA-6 được xuất khẩu cho các nước Ai Cập và Syria và đã tham gia vào nhiều cuộc chiến khác nhau giữa các nước khối Arab và Israel. Hệ thống SA-6 đã khẳng định được tên tuổi của mình và được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay của Thần chết”.

Chiến tranh Yom Kippur 1973

Là cuộc chiến giữa khối Arab và Israel diễn ra vào ngày Yom Kippur, ngày lễ linh thiêng nhất của của người Do Thái, dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria nhằm giành lại những vùng đất đã bị Israel chiếm đóng trước đó.

Trong cuộc chiến này, lực lượng không quân hùng hậu của Israel đã bị bất ngờ và đo ván bởi sự xuất hiện của hệ thống SA-6.

Các máy thu cảnh báo radar trên các máy bay chiến đấu Israel thời đó như A-4 Skyhawk, F-4 Phantom đều không hề nhận biết việc bị chiếu xạ bởi radar dẫn đường cho tên lửa đối không.

SA-6 đã chứng minh là một hệ thống tên lửa đối không cực kỳ hiệu quả, trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Yom Kippur với chiến tích bắn hạ 64 máy bay Israel bằng 95 tên lửa SA-6. Tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/1 máy bay - một con số ấn tượng với bất kỳ hệ thống tên lửa đối không nào.

Kể từ cuộc chiến này, SA-6 đã được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay Thần chết” với "ba ngón tay" là ba quả đạn tên lửa trực chiến của hệ thống.

Tuy nhiên, sau khi Israel thay đổi lập trình hệ thống máy thu cảnh báo radar trên tất cả các máy bay, SA-6 mất dần lợi thế và không còn là mối đe dọa quá nghiêm trọng đối với các máy bay Israel.

Một phần của sự hạn chế này là do các hệ thống tên lửa SA-6 xuất khẩu cho các nước Arab không kịp nhận các gói nâng cấp hệ thống như các hệ thống của Nga.

Chiến tranh Lebanon năm 1982

Một số hệ thống tên lửa đối không SA-6 đã được chuyển đến Lebanon vào năm 1981 sau khi Israel bắn hạ 2 máy bay trực thăng của Syria gần Zahle. Syria phản ứng lại bằng cách triển khai lữ đoàn tên lửa đối không đến thung lũng Beqaa.

Để đối phó với các hệ thống tên lửa đối không của Syria tại khu vực này, Không quân Israel đã triển khai chiến dịch áp chế phòng không Syria (SEAD >> chi tiết). Chiến dịch Mole Cricket 19 đã trở thành một trong những trận chiến trên không lớn nhất kể từ chiến tranh Triều Tiên.

Trong chiến dịch này, Không quân Israel đã áp dụng một số chiến thuật mới cùng với những tiến bộ về công nghệ điện tử được chuyển giao từ phía Mỹ. Kết cục, “ba ngón tay Thần chết” cùng với các hệ thống SA-2/3 chịu tổn thất nặng nề.

Chiến dịch Mole Cricket 19 chỉ kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng có đến 17/19 khẩu đội tên lửa đối không Syria triển khai tại khu vực này bị phá hủy, 29 máy bay MiG các loại bị bắn rơi, không quân Israel không chịu bất kỳ thiệt hại nào.

Thiệt hại của lực lượng phòng không Syria cho thấy tính dễ bị tổn thương của các hệ thống điện tử của Nga trước các thủ đoạn tác chiến điện tử của phương Tây.

Tranh chấp biên giới giữa Libya và Chad

Hệ thống tên lửa đối không SA-6 đã được triển khai tại Lybia vào tháng 1/1987, tháng 3/1987 phiến quân Chad đã tấn công chiếm đóng căn cứ không quân Ouadi Doum, toàn bộ trang thiết bị của căn cứ không quân này đã bị phiến quân Chad chiếm giữ trong đó có một số hệ thống tên lửa đối không SA-6.

Tháng 8/1987, Không quân Lybia đã điều động 2 máy bay Tu-22B tấn công vào căn cứ Aouzou, tuy nhiên, phiến quân Chad đã sử dụng chính hệ thống tên lửa SA-6 để phục kích các máy bay này, kết quả 1 chiếc Tu-22B của Libya đã bị bắn hạ bởi SA-6.

Chiến tranh Iraq năm 1991

Trong thời gian diễn ra chiến tranh Iraq lần thứ nhất, lực lượng phòng không Iraq đã sử dụng hệ thống tên lửa đối không SA-6 bắn rơi một chiếc F-16 mang số hiệu 87-228. Đây là lần đầu tiên một chiếc tiêm kích của Mỹ bị bắn rơi trong chiến đấu kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Trước đó vài ngày một chiếc B-52G của Không quân Mỹ được cho là đã bị hư hỏng nặng bởi một tên lửa SA-6.

Chiến tranh Bosnia và Kosovo

Trong chiến tranh Bosnia, lực lượng quân đội Serbia đã sử dụng một biến thể nâng cấp của SA-6 và đã thành công trong việc bắn rơi một chiếc F-16C của Không quân Hoa Kỳ vào năm 1995.

Ngày 28/5/1995, một tên lửa SA-6 đã bắn hạ một chiếc Mi-17 của Bosnia, làm Bộ trưởng Ngoại giao Irfan Ljubijankić và một số chính trị gia khác thiệt mạng.

Gần đây Nga đã giới thiệu các gói nâng cấp dành cho hệ thống này. Các gói nâng cấp giúp SA-6 đạt sức mạnh ngang ngửa với hệ thống tên lửa đối không SA-11. Dù đã bị các nước phương Tây cho là lạc hậu, nhưng với một chiến thuật khéo léo, hệ thống tên lửa đối không vẫn không hề mất đi biệt danh “Ba ngón tay Thần chết”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét