>> Tàu ngầm 094 - "công trình thể diện" của Trung Quốc ?
Trung Quốc có thể chủ yếu vẫn dựa vào khả năng đáp trả hạt nhân bằng tên lửa triển khai trên đất liền, chứ không phải tàu ngầm hạt nhân. >> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á >> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc. Ngày 4/6, tờ “Thời báo Eo biển” Singapore có bài viết nhan đề “Vấn đề gai góc chi phối chiến lược tàu ngầm của Trung Quốc”. Theo bài viết, vào thập niên 1980, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã hạ thủy tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Hạ. Nhưng, tàu ngầm lớp Hạ có tốc độ chậm chạp, tiếng ồn lớn, tính năng không ổn định, rất dễ bị tấn công. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc xúc tiến đưa ra tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn kiểu mới và tên lửa đạn đạo JL-2. Hiện có 2 tàu ngầm lớp Tấn đã bàn giao sử dụng, ít nhất còn có 2 tàu đang chế tạo. Nhưng, muốn chuyển hóa những tài sản này thành khả năng tấn công lần hai, Bắc Kinh ít nhất còn phải đối mặt với 2 vấn đề quan trọng. Một là vấn đề công nghệ, hai là vấn đề chính trị nghiêm túc hơn. Trên phương diện công nghệ gồm có khả năng thông tin. Một bản báo cáo 2 năm trước của Lầu Năm Góc cho biết, tàu ngầm trên biển của PLA có khả năng thông tin hạn chế, đồng thời cũng không có kinh nghiệm quản lý hạm đội tàu ngầm hạt nhân thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến lược. Tóm lại, khi hoạt động dưới biển, tàu ngầm Trung Quốc không thể tiến hành liên hệ thông tin với Bộ tổng tư lệnh. Nó phải nổi lên mặt nước hoặc phóng phao thông tin, hai cách làm này sẽ khiến cho nó dễ bị phát hiện và tấn công. Một nguồn tin đáng tin cậy trong lĩnh vực này cho rằng, giải quyết vấn đề này không dễ dàng, nhưng cuối cùng sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, trước đó, PLA thậm chí không thể huấn luyện hiệu quả tàu ngầm hạt nhân tiến hành tuần tra chiến lược. Mặt khác, còn tồn tại vấn đề kiểm soát mệnh lệnh, tức là sự ràng buộc chính trị. Hệ thống trên mặt đất là bộ phận chính của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc, đầu đạn và tên lửa được giữ tách rời. Chúng được kiểm soát bởi hệ thống tập trung rất cao, từ Quân ủy Trung ương đến Bộ Chính trị, rồi đến Bộ Tổng tham mưu và Tổng bộ Pháo binh 2, cuối cùng mới là lực lượng chiến đấu có trách nhiệm phóng. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân tuần tra cần đồng thời trang bị đầu đạn và tên lửa. Quyền quyết sách quan trọng để cho chỉ huy Hải quân nắm lấy là điều mà Bắc Kinh chưa cho phép. Hans Kristensen, Giám đốc chương trình thông tin hạt nhân, Hiệp hội Nhà khoa học Mỹ cho rằng: “Nếu triển khai khả năng tấn công lần hai trên biển, Bắc Kinh phải có sự điều chỉnh quan trọng đối với chính sách và thực tiễn hạt nhân”. Ông nói: “Quân ủy Trung ương phải giải quyết các vấn đề phức tạp như làm thế nào duy trì kiểm soát mệnh lệnh đối với tàu ngầm hạt nhân trên biển. Nếu ở trong thời điểm khủng hoảng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dành đầu đạn hạt nhân cho Hải quân, nhưng triển khai vũ khí hạt nhân sẽ gây ra rất nhiều vấn đề gai góc, nếu xảy ra tình hình tàu ngầm mất tích hoặc không thể liên lạc được thì phải ứng phó với khủng hoảng thế nào, Bắc Kinh phải chăng sẽ cho rằng tàu ngầm đã bị chìm và coi đây là tín hiệu Trung Quốc bị tấn công, theo đó sử dụng vũ khí hạt nhân?”. Tên lửa phóng từ tàu ngầm mang tên JL-2. Ngoài ra, tầm bắn dự kiến của tên lửa JL-2 là 7.400 km, tức là nó không thể bắn được tới lãnh thổ Mỹ khi triển khai ở duyên hải Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân phải vượt qua thành công một vài điểm ngăn chặn, hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương thoải mái hoàn toàn không dễ dàng. Xét tới những tính toán trên, các nguồn tin cho biết, tàu ngầm hạt nhân mới có thể nhiều nhất là Trung Quốc đưa ra sự mơ hồ chiến lược với mức độ nào đó. Hans Kristensen cho rằng, chúng là “công trình thể diện”, “Trung Quốc có thể tập trung khả năng đáp trả hạt nhân vào tên lửa mặt đất (cơ động), chúng có thể được che giấu ở trên đất liền rộng lớn của Trung Quốc”. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét