>> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ
Sáng 21/6/2012, phòng không Syria đã bắn rơi 1 tiêm kích F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ này có thể tạo cớ cho cuộc tấn công chống Syria. >> Khám phá ngành công nghiệp QP Thổ Nhĩ Kỳ F-4 Phantom II của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ Theo thông tin chưa được xác nhận, hôm thứ sáu, 21/6/2012, phòng không Syria đã bắn rơi 1 tiêm kích F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ và bắn bị thương một máy bay khác bay cùng chiếc F-4 ở khu vực bờ biển đông nam Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải. Theo kênh truyền hành Li-băng Al Manar, chiếc F-4 do 2 phi công điều khiển đã rơi xuống biển. Sau đó được biết, lực lượng cứu hộ đã phát hiện trên biển một ghế thoát hiểm và một chiếc dù. Nhóm cứu hộ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đang truy tìm bằng trực thăng với sự hỗ trợ của ba tàu Syria. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, các máy bay trên không xâm nhập lãnh thổ Syria mà còn ở cách xa lãnh thổ Syria mấy kilômet. Để thảo luận tình hình này, Thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với sự tham gia của Tổng tham mưu trưởng quân đội, các bộ trưởng các bộ sức mạnh và Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như chỉ huy tình báo Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdoğan cho biết, sự cố xảy ra ở khu vực cách thành phố Latakia khoảng 8 hải lý. Thành phố ven biển Địa Trung Hải Latakia cách biên giới đông nam Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 25 hải lý. Ông Erdoğan cũng bác bỏ thông tin trên một số báo chí sở tại nói là dẫn lời ông nói rằng, chính quyền Syria đã xin lỗi Ankara về vụ bắn rơi chiếc F-4, đồng thời cho biết, ông chưa có thông tin chính xác khẳng định chiếc F-4 bị phòng không Syria bắn rơi. Bộ Tổng tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố thông tin chi tiết về sự cố nghiêm trọng này. Trong khi đó, các nguồn tin của BBC cho biết, lực lượng phòng không Syria ở khu vực thành phố Ras al-Basit quả thực đã bắn hạ một máy bay lạ. Trước đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, chiếc tiêm kích F-4 cất cánh từ căn cứ không quân Erhach ở tỉnh Malatya, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã biến mất khỏi màn hình radar lúc gần trưa trên Địa Trung Hải, phía đông tỉnh Hatay giáp giới Syria. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, 2 phi công đã được tìm thấy còn sống cách bờ biển Syria 8 hải lý, ở tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bác bỏ thông tin này. Ông Erdoğan cho biết, việc tìm kiếm các phi công đang được Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp với Syria tiến hành. “Hiện, tôi chưa có thông tin về các phi công”, ông Erdoğan nói. Hôm 23.6, có tin, Bộ Quốc phòng Syria đã xác nhận phòng không nước này bắn rơi chiếc F-4 trên vùng biển Syria sáng hôm thứ sáu, 21/6, sau khi nó xâm nhập cách bờ biển Syria nửa hải lý. Bộ chỉ huy quân đội Syria tuyên bố chiếc F-4 bị bắn rơi khi bay trên hải phận nước này. Đại diện Bộ Ngoại giao Syria Jihad Maqdisi cho biết, hành động xảy ra không phải là hành động xâm lược và quân đội Syria không biết chiếc máy bay là của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gül phỏng đoán, chiếc F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm không phận Syria do tốc độ bay lớn, phi công không thể kiểm soát được, nhất là khi bay trên biển và đây là chuyện thường xảy ra, chứ không phải hành động ác ý. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang tiếp tục tìm kiếm tổ lái chiếc F-4 mà Syria nói là rơi ở Địa Trung Hải, cách phía tây ngôi làng Umm của Syria 6 hải lý. Sự cố này gây áp lực lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ đòi hành động chống Syria sau khi Ankara đưa ra các tuyên bố ngày càng cứng rắn về vụ này. Một số nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ nói sự cố này có thể tạo cớ và và áp lực để Thổ Nhĩ Kỳ hành động chống chế độ Assad nếu Ankara muốn. Giáo sư Mesut Casin của Đại học tổng hợp Yeditepe cho rằng, vụ này sẽ gây rắc rối cho Syria và NATO có thể nhảy vào cuộc. Bộ Quốc phòng từ chối bình luận về sự cố này. Theo các nhà phân tích thì diễn biến sắp tới phụ thuộc phần lớn vào phản ứng của Syria. “Nếu Syria nhận toàn bộ trách nhiệm và đồng ý bồi thường, chẳng hạn, điều đó có thể ảnh hưởng” đến phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Nihat Ali Ozcan thuộc Viện nghiên cứu TEPAV của Thổ Nhĩ Kỳ bình luận. Nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ Atilla Yesilada cho rằng, sự cố sẽ tạo cơ sở cho những cáo buộc rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân phiến loạn Syria bằng các chuyến bay do thám. Sự cố bắn rơi chiếc F-4 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị các nước NATO và nhiều nước Arab lợi dụng làm cớ để phát động hành động quân sự chống Syria, Phó chủ tịch thứ nhất Trung tâm Công nghệ chính trị (Nga) Aleksei Makarkin bình luận. Theo các chuyên gia quân sự, quân đội Syria hiện có chủ yếu tăng-thiết giáp lạc hậu, nhưng các phương tiện phòng không lại khá mạnh. Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Konsstantin Makienko cho biết, gần đây, sau khi đã mua thêm một số vũ khí phòng không hiện đại như Buk-M2, Pantsir-S1E, phòng không Syria đáng sợ hơn nhiều phòng không Libya. Tuy nhiên, nếu phải đối đấu với NATO thì phòng không Syria vẫn không thể đứng vững, nhưng thời gian và vật lực để chế áp phòng không Syria sẽ lớn hơn nhiều nguồn lực đã phải dùng để chế áp phòng không Libya. (Nguồn :: Newsru, VZ, 22.6, WSJ, Dni, Newsru, 23.6.12) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét