>> H-9: Bao giờ mới thành 'ngáo ộp'?
Thông tin và hình ảnh của một loại máy bay ném bom chiến lược có ngoại hình giống B-2B của Mỹ mà thời gian qua các phương tiện truyền thông rầm rộ đưa tin có thể là mô hình thử nghiệm H-9. >> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 2) >> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga Kích thước khổng lồ của ống xả máy bay Tu-22M3. Ảnh: Chinanews Không quân chiến lược của Trung Quốc Các đồn đoán Trung Quốc đang nghiên cứu, phát triển H-9 làm thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa tương lai cũng không phải là không có cơ sở. Ngày 7/12/2009, một chuyên gia giấu tên tiết lộ trên thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) là khi đi dự một hội thảo khoa học chuyên môn ông này được phát cặp tài liệu, trong đó có nhắc tới một loại máy bay chiến lược mới đang được triển khai, chính là máy bay H-9. Dự án "động trời" H-9 là sản phẩm của "kế hoạch không quân tương lai", là kết quả hợp tác giữa các cơ quan phát triển trang bị của quân đội Trung Quốc với Tập đoàn hàng không Tây An và Cục hàng không vũ trụ Thượng Hải (Viện nghiên cứu, phát triển số 8). H-9 là máy bay ném bom tàng hình chiến lược, có thể bay trên độ cao 36 km với vận tốc gấp 3,7 lần tốc độ âm thanh. Với độ cao và vận tốc này, H-9 có thể vượt qua tầm cao và tốc độ của hầu hết máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không trên thế giới hiện nay, kể cả các loại tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Mỹ. H-9 được lắp đặt 4 động cơ thế hệ mới (thiết kế ban đầu là 2 động cơ). Theo một số thông tin từ giới truyền thông, Phòng thực nghiệm của Cục hàng không vũ trụ Thượng Hải đang tập trung giải quyết vấn đề mấu chốt trong hạn chế về động cơ máy bay Trung Quốc là kết hợp động cơ turbin cánh quạt với động cơ trục quay để tăng cường công suất của buồng đốt và sử dụng vỏ động cơ làm một bộ phận của chỉnh thể hệ thống phản lực. Chuyên gia trên khẳng định, hiện kế hoạch của Viện nghiên cứu số 8 đang bước vào giai đoạn tập trung khắc phục các điểm yếu cố hữu của ngành công nghiệp chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc. Viện nghiên cứu số 8 chính là một trong những đơn vị đã tham gia nghiên cứu, chế tạo thành công thế hệ động cơ phản lực WS-10 đang được đưa vào sử dụng trong hàng loạt máy bay tiêm kích Trung Quốc. Tuy đã chế tạo được WS-10 nhưng loại động cơ này cũng có không ít nhược điểm. Cũng theo chuyên gia trên, vì tập trung vào vấn đề động cơ nên các tham số khác của H-9 chưa được định hình toàn bộ, tuy vậy chỉ với độ cao và tốc độ của nó cũng cho thấy sự vượt trội so với các máy bay ném bom hiện có của Nga và chẳng hề thua kém Mỹ. Nếu đúng theo các thông tin được tiết lộ thì chỉ có H-9 mới đạt đến tầm cỡ máy bay ném bom tầm xa chiến lược tương lai. 5 - 7 năm nữa khi H-10 và H-8 (có thể là dưới 1 cái tên khác) lần lượt ra đời, những dự đoán hiện nay sẽ dần sáng tỏ, nhưng đối với H-9 thì dường như hoàn toàn khác. Vẫn phải nhập ngoại Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lắp ráp và mô phỏng chứ chưa có kinh nghiệm nghiên cứu, chế tạo mới, đặc biệt là chưa có hướng giải quyết triệt để tạo đột phá cho động cơ nội địa - điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt cho các đời máy bay. Nếu sử dụng động cơ nhập ngoại sẽ dẫn đến hai vấn đề nan giải. Một mặt phải phụ thuộc vào nước ngoài, lúc đó thiết kế và tính năng của máy bay lại phải xem xét đến yếu tố đồng bộ với động cơ, sau đó tiến trình sản xuất cũng lại phụ thuộc vào tiến độ bàn giao. Nếu xảy ra trục trặc về đối ngoại, sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phát triển không quân chiến lược của Trung Quốc. Mặt khác, có thể khẳng định Trung Quốc khó có thể mua được động cơ của Mỹ và các nước Tây Âu khi họ chẳng dại gì "tiếp tay cho đối thủ" nên chắc chắn Bắc Kinh lại phải cậy nhờ đến Moscow. Tuy vậy, ngay cả với Nga bây giờ thì Trung Quốc cũng không dễ dàng đàm phán. Sau khi thấy Bắc Kinh liên tiếp "nhái" lại các loại vũ khí của mình, Moscow đã trở nên cảnh giác, dè dặt hơn trong các hợp đồng bán vũ khí nhỏ, lẻ. Ví dụ như trong các năm 2006 và 2009, Nga thẳng thừng từ chối đề nghị mua 14 chiếc Su-33 vì không muốn "tiếp tay" cho Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ chế tạo "hàng nhái" J-15. Mới đây nhất là Nga đã từ chối bán hệ thống cáp hãm đà hạ cánh của tiêm kích trên hạm cho Trung Quốc. Ngoài ra, nếu so sánh với Mỹ, các thế hệ động cơ hiện tại của Nga cũng chưa theo kịp tiêu chuẩn công nghệ, đặc biệt là về kích thước và độ ồn. Độ lớn và cấu trúc của của động cơ dẫn đến hệ thống phản lực và ống dẫn khí cồng kềnh cho nên các loại máy bay của Nga đều có khoang động cơ rất lớn, thậm chí cửa ra của động cơ nối với ống xả phản lực rộng đến hàng mét dẫn đến máy bay rất to và cồng kềnh. Vì thế nếu Trung Quốc có mua được động cơ của Nga cũng vẫn phải cải tiến cho phù hợp với ngoại hình tổng quan phẳng và dẹt theo tiêu chuẩn máy bay tàng hình tiên tiến. Minh họa máy bay ném bom chiến lược H-9 Trung Quốc Với các động cơ thế hệ WS-10 Trung Quốc mới chế tạo, dùng để sản xuất máy bay chiến thuật vẫn chưa tạo nên sự yên tâm tuyệt đối, chưa tính đến máy bay ném bom tầm xa chiến lược. Điều này có thể được hiểu qua sự bất đồng về thời điểm ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của các nhà quân sự Trung Quốc. Vì vậy, tuy đặt ra các tiêu chí rất cao về độ cao, tốc độ và tầm bay nhưng không có gì bảo đảm động cơ Trung Quốc có đủ độ tin cậy để đạt được các tiêu chí đó, rất dễ gây nên tình trạng "đầu voi, đuôi chuột". Với những khó khăn chồng chất như thế, trong tương lai, có thể phải đến thập niên thứ 3 của thế kỷ này Trung Quốc mới chứng kiến sự hiện diện của H-9 và không rõ lúc đó so với máy bay tương tự của Nga - Mỹ thì máy bay ném bom chiến lược tầm xa này còn giữ được những lợi thế nào. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét