>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)
Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Xe bọc thép chở quân BTR-80, hệ thống phun lửa TOS-1, hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, hệ thống rocket phóng loạt Smerch. >> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1) 6. Xe bọc thép chở quân BTR-80 BTR-80 (mil.ru) Xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-80, được chế tạo vào đầu thập kỷ 1980 để thay thế các xe lạc hậu và không hiệu quả BTR-70, được nhận vào trang bị vào năm 1986. Ngoài Nga, xe này còn có trong trang bị của 25 nước khác, liên tục được hiện đại hóa và vẫn đang được sản xuất. BTR-80 đôi khi cũng được xuất khẩu. Ví dụ, năm 2010, Bộ Quốc phòng Nga đã tặng cho Palestine 50 xe bọc thép chở quân BTR-80 lấy từ kho. Hiện nay, BTR-80 là xe bọc thép chở quân chủ lực của quân đội Nga. BTR-80 có chiều dài 7,7 m, chiều rộng 2,9 m, độ cao 2,5 m và trọng lượng 13,6 tấn. Xe 8 bánh BTR-80 có khả năng chở đến 7 lính, cùng 3 thành viên kíp xe. BTR-80 được trang bị vỏ giáp thép cán, có khả năng chạy với tốc độ đến 80 km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình 600 km. Trong đa số các trường hợp, BTR-80 được trang bị các súng máy KPVT và PKT cỡ 14,5 và 7,62 mm. Song cũng có các biến thể trang bị vũ khí uy lực hơn, ví dụ như pháo tự động 30 mm 2А72 (BTR-80А). Trên cơ sở BTR-80, đã chế tạo một số biến thể xe đặc chủng, trong đó có đài chỉ huy-quan sát, trạm gây nhiễu, xe cứu kéo và phục hồi bọc thép, xe trinh sát và xe trinh độc-phóng xạ bọc thép. BTR-80 từng tham chiến ở Afghanistan, 2 chiến dịch ở Chechnya và cuộc chiến ở Nam Ossetya. Quân đội Nga hiện đang được cung cấp biến thể hiện đại hóa của BTR-80 là BTR-82А. Trong tương lai, Nga dự kiến thay thế các xe bọc thép chở quân này bằng các xe bọc thép chở quân được chế tạo trên cơ sở bệ mang thiết giáp vạn năng đang được phát triển. 2. Bão lửa TOS-1 Buratino TOS-1 (Aleksandr Kotomin) Hệ thống phun lửa hạng nặng (TOS) Buratino được phát triển trong thập kỷ 1970 trên cơ sở khung gầm xe tăng Т-72. Ở cấu hình ban đầu, hệ thống gồm 1 xe bệ phóng chạy xích với cụm 30 ống phóng và 1 xe tiếp đạn (TZM) sử dụng khung gầm xe tải KrAZ-255B. Hiện nay, Bộ đội Phòng chống bức xạ-hóa sinh của Nga sử dụng các xe mang 24 ống phóng, còn có tên gọi Kaunas. Buratino đã hoàn thành thử nghiệm nhà nước vào năm 1980 và được khuyến nghị đưa vào trang bị quân đội Liên Xô. Năm 1988-1989, TOS-1 đã tham chiến ở Afghanistan, và chiến dịch Chechnya lần thứ hai vào tháng 3/2000. Xe chiến đấu Buratino có trọng lượng 46 tấn, kíp xe 3 người, tầm bắn 400-6.000 m (tùy thuộc loại rocket). Diện tích sát thương của Buratino là đến 1.000 m2 khi sử dụng đạn gây cháy và đến 2.000 m2 khi sử dụng rocket nhiệt áp. Để tiêu diệt chính xác mục tiêu, xe được trang bị máy ngắm quang học và máy đo xa laser. Năm 2001, dựa trên Buratino, Nga đã phát triển hệ thống mới TOS-1А Solntsepek. Xe chiến đấu mang 24 ống phóng và được trang bị các loại đạn uy lực mạnh hơn. 3. Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander Iskander phóng đạn (mil.ru) Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, được chế tạo trong thập niên 1990 và nhận vào trang bị của quân đội Nga vào năm 2007. Iskander do Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển, được giới thiệu công khai vào năm 1999 tại triển lãm MAKS ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva. Mục tiêu chính của Iskander trong chiến đấu là các hỏa điểm, phương tiện phòng không, phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy, đầu mối liên lạc và các mục tiêu hạ tầng the chốt của đối phương. Hệ thống Iskander bao gồm xe bệ phóng, xe tiếp đạn, xe chỉ huy-tham mưu, xe bảo dưỡng kỹ thuật, trạm chuẩn bị thông tin và xe bảo đảm sinh hoạt. Hiện nay, Iskander có 3 biến thể: Iskander-E dùng để xuất khẩu với xe bệ phóng mang 1 tên lửa, Iskander-К trang bị tên lửa hành trình và Iskander-М trang bị tên lửa đường đạn tầm ngắn mới. Tùy chủng loại tên lửa sử dụng, Iskander có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 280-500 km. Thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa của hệ thống từ 4-16 phút, nhịp phóng là 2 phút (với xe bệ phóng 9P78 trang bị 2 tên lửa). Tên lửa có thể mang nhiều loại phần chiến đấu khác nhau như: đầu đạn chùm chứa các đạn con tạo mảnh, xuyên lõm, tự dẫn hay nổ khối, phá-gây cháy, tạo mảnh-gây cháy hay xuyên. Ngoài ra, các tên lửa có thể mang cả đầu đạn hạt nhân. Đến năm 2020, Lục quân Nga dự định nhận vào trang bị 120 hệ thống Iskander. Nga đang sử dụng Iskander như một trong những đối trọng trong cuộc đối thoại chính trị với Mỹ và NATO về vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Các đối trọng khác là hiện đại hóa tiềm lực hạt nhân của Nga và xây dựng các trạm radar loại Voronezh mới. 7. Hệ thống rocket phóng loạt Smerch Smerch (mil.ru) Hệ thống rocket phóng loạt Smerch được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 và nhận vào trang bị vào năm 1987. Smerch do Viện TULGOSNIITOCHMASh (nay là GNPP Splav) phát triển. Đến năm 1990, Smerch với tầm bắn tối đa 90 km được coi là hệ thống rocket phóng loạt có tầm bắn xa nhất thế giới. Hiện nay, đứng đầu về chỉ số này là hệ thống WS-1 của Trung Quốc với tầm bắn đến 180 km. Tùy thuộc vào biến thể, hệ thống Smerch có thể được trang bị 4, 6 hay 12 ống phóng rocket 300 mm. Kíp xe chiến đấu Smerch gồm 3 người. Smerch cần hơn 40 giây để thực hiện xong loạt bắn 12 quả đạn rocket, thời gian để khẩn cấp thoát ly trận địa bắn là không quá 3 phút. Đạn rocket của Smerch có thể được trang bị phần chiến đấu dạng chùm, tự dẫn hay nổ lõm-tạo mảnh, phá-mảnh và nhiệt áp. Ngoài ra, Smerch có thể sử dụng để rải mìn chống tăng hay phóng máy bay không người lái trinh sát. Một trong những nhược điểm chính của Smerch là giá cao, một trung đoàn Smerch có giá gần 200-220 triệu rúp. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 đang mua sắm các hệ thống rocket phóng loạt mới Tornado-S cỡ 300 mm. Trong tương lai, Tornado-S sẽ thay thế các hệ thống Smerch đã lạc hậu trong quân đội Nga. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét