>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, tiêm kích Su-27, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov,  trực thăng tiến công Mi-28N Night Hunter, tuần dương hạm tên lửa Moskva...

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)


8. Hệ thống tên lửa phòng không Buk


http://nghiadx.blogspot.com
Buk-M1 (mil.ru)

Hệ thống tên lửa phòng không Buk được phát triển vào cuối thập niên 1970, nhận vào trang bị năm 1979.

Buk do Viện nghiên cứu Chế tạo dụng cụ (NIIP) mang tên Tikhomirov nghiên cứu chế tạo và đã thay thế các hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu 2К12 Kub.

Hệ thống Buk dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng chống các mục tiêu khí động cơ động ở độ cao từ 30-18.000 m và được trang bị hệ thống đối kháng chế áp điện tử.

Buk có khả năng chặn đánh các mục tiêu bay ở tốc độ đến 1.200 m/s ở cự ly đến 40 km.

Xác xuất tiêu diệt mục tiêu cơ động là 0,5-0,7, còn mục tiêu không cơ động là 0,7-0,9.

Một hệ thống Buk bao gồm tới 21 xe, trong đó có 6 bệ phóng x 4 tên lửa, 1 đài chỉ huy, 1 xe bệ phóng-tiếp đạn và 1 đài phát hiện mục tiêu.

Để bảo vệ mục tiêu hiệu quả, hệ thống có thể được sử dụng ở phương án rút gọn: đài chỉ huy, đài phát hiện mục tiêu, 2 xe bệ phóng và 1 xe bệ phóng-tiếp đạn.

Buk hiện có 6 biến thể chính là Buk-М1, Buk-М2, Buk-М1-2, Buk-М2E, Buk-М3 và biến thể hải quân М-22 Uragan.

Trang bị chiến đấu của hệ thống có thể khác biệt đáng kể tùy thuộc ở biến thể. Nga sử dụng chủ yếu các hệ thống Buk-М1 và Buk-М2. Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không Buk còn có trong trang bị 9 nước khác, trong đó có Belarus, Phần Lan, Syria, Ai Cập và Gruzia.

9. Xe chiến đấu bộ binh BMP-2

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết mã BMP-2 (mil.ru)

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 do Nhà máy chế tạo máy Kurgansk phát triển trên cơ sở BMP-1 vào nửa đầu thập niên 1970.

Xe được nhận vào trang bị vào năm 1977 và dừng sản xuất vào năm 2008.

BMP-2 được trang bị vỏ giáp thép cán chống đạn con và mảnh đạn pháo.

Xe có chiều dài 6,7 m, chiều rộng 3,2 m, chiều cao 2,5 m.

Kíp xe BMP-2 gồm 3 người. Xe có thể chở đến 7 lính đổ bộ.

BMP-2 được trang bị 1 pháo nòng rãnh 30 mm 2А42 với cơ số đạn 500 viên, các tên lửa chống tăng. Xe có thể chạy với tốc độ đến 65 km/h, dự trữ hành trình trên đường nhựa là gần 550 km.

Hiện nay, Lục quân Nga có trong trang bị gần 4.600 xe BMP-2. Ngoài ra, biến thể hải quân của BMP-2 được trang bị cho Bộ binh hải quân Nga (gần 200 chiếc) và Bộ đội nội vụ của Bộ Nội vụ Nga (gần 1.200 chiếc).

Trong lịch sử tồn tại, BMP-2 đã tham chiến ở Afghanistan và cuộc đảo chính ở Moskva năm 1993, các chiến dịch ở Chechnya lần thứ nhất và thứ hai, và chiến tranh ở Nam Ossetya.

BMP-2 có 5 biến thể chính, khác nhau ở vũ khí và vỏ giáp. Trong tương lai, BMP-2 và xe chiến đấu bộ binh thế hệ sau nó là BMP-3 sẽ bị thay thế bằng các xe chiến đấu bộ binh mới chế tạo trên cơ sở bệ mang thiết giáp hạng nặng tiêu chuẩn Armata.

10. Máy bay tiêm kích Su-27

http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 Flanker (mil.ru)

Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển vào nửa cuối thập niên 1970.

Các máy bay sản xuất loạt đầu tiên bắt đầu được đưa vào trang bị vào năm 1984, song phải đến năm 1990, Su-27 mới chính thức được nhận vào trang bị.

Mệnh lệnh nhận Su-27 vào trang bị được ký sau khi các nhà thiết kế khắc phục được tất cả những khiếm khuyết phát hiện được trong quá trình thử nghiệm và sử dụng thử máy bay.

Nga chế tạo nhiều biến thể trên cơ sở Su-27 và máy bay này cũng tiếp tục được hiện đại hóa. NATO gọi Su-27 là Flanker.

Su-27 được thiết kế theo sơ đồ khí động thông thường và có thiết kế khí động kiểu tích hợp. Nhiều biến thể của máy bay như Su-27М, Su-30 hay Su-33 có cánh ngang phía trước.

Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển điện từ xa, cho phép điều khiển máy bay hiệu quả hơn. Su-27 đã tạo ra một số thao tác bay cao cấp như “rắn hổ mang” và “Chakra Frolova” (bay lượn vòng cực nhỏ theo góc chúc ngóc).

Hiện Nga có gần 360 tiêm kích họ Su-27, trong đó có 53 chiếc trong biên chế của Hải quân Nga.

Máy bay có thể bay với tốc độ đến 2.500 km/h, bán kính chiến đấu tùy thuộc biến thể là từ 440-1.680 km. Tốc độ lên của máy bay là đến 345 m/s, mức trang bị sức kéo 1,1-1,2 tùy thuộc vào biến thể.

Su-27 được trang bị 1 pháo 30 mm và có 8-12 điểm treo cho tên lửa không đối không, không đối diện, rocket, bom có điều khiển và bom không điều khiển.

Đội bay trình diễn nổi tiếng của Nga “Russkye vityazi” bay biểu diễn trên các máy bay Su-27.

12. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (mil.ru)

Tuần dương hạm chở máy bay hạng nặng Đô đốc hạm đội Liên Xô Kuznetsov được đóng tại Nhà máy đóng tàu biển Đen theo thiết kế Projekt 11435. Tháng 12/1985, tàu được hạ thủy, năm 1991 được đưa vào trang bị. Tàu được biên chế cho Hạm đội phương Bắc Nga. Hiên nay, đây là tàu sân bay duy nhất trong biên chế hạm đội Nga.

Trong lịch sử tồn tại, tên của tàu đã được thay đổi một số lần. Trong thiết kế, tàu được gọi là “Liên Xô”, khi khởi đóng - “Riga”, khi hạ thủy - “Leonid Brezhnev, khi thử nghiệm - “Tbilisi”. Tàu được đặt tên hiện nay vào tháng 10/1990.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có lượng giãn nước 61.400 tấn, chiều dài 306,5 m, chiều rộng 71,9 m và mớn nước 10,4 m. Tàu có khả năng chạy với tốc độ đến 29 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập trên biển 45 ngày đêm. Thủy thủ đoàn gồm 1.980 người, trong đó có 520 sĩ quan, 322 chuẩn úy và 1.138 thủy binh.

Tàu được thiết kế để triển khai 50 máy bay và trực thăng. Hiện nay, được triển khai trên tàu là các tiêm kích Su-33, máy bay huấn luyện chiến đấu Su-25UTG và trực thăng Ка-27.

Đô đốc Kuznetsov được trang bị 6 hệ thống pháo 30 mm 6 nòng AK-630 với cơ số đạn 48.000 viên, 12 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Granit, 2 hệ thống chống ngầm RBU-12000, 4 hệ thống pháo phòng không Kortik và 4 hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal.

Tháng 4/2010, có tin Hải quân Nga sẽ bắt đầu công việc sửa chữa và hiện đại hóa trên tàu Kuznetsov vào năm 2012 và kết thúc vào năm 2017.

Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Nga dự định tăng cường đáng kể lực lượng tàu sân bay của Hải quân Nga. Tháng 2/2012, Tư lệnh Hải quân Nga khi đó Vladimir Vysotsky cho biết, đến năm 2014, thiết kế kỹ thuật của tàu sân bay mới của Hải quân Nga sẽ hoàn thành, bản thân tàu sân bay mới sẽ đóng xong sau năm 2020.

Nhu cầu tàu sân bay của hạm đội Nga trước đó được đánh giá là 4-6 tàu.

13. Trực thăng tiến công Mi-28N Thợ săn đêm

http://nghiadx.blogspot.com
Mi-28N (mil.ru)

Trực thăng tiến công Mi-28N được phát triển trên cơ sở Mi-28 vào nửa đầu thập niên 1990.

Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 11/1996 và được nhận vào trang bị của Không quân Nga vào tháng 10/2009.

Bộ Quốc phòng Nga đã mua tổng cộng 97 chiếc theo 2 hợp đồng năm 2005 và 2010. Đến nay, quân đội Nga đã nhận được 38 chiếc.

Ở giai đoạn đầu, các trực thăng không được trang bị hệ thống nhìn đêm.

Mi-28N có khả năng đạt tốc độ bay 300 km/h và tầm bay đến 450 km. Tổ lái gồm 2 người. Vũ khí của máy bay gồm 1 pháo 30 mm 2А42 với cơ số đạn 250 viên, các container treo gắn pháo, tên lửa và rocket không đối không, không đối diện, bom có và không điều khiển cỡ đến 500 kg. Mi-28N có 4 điểm treo vũ khí.

Hiện nay, Mi-28N được trang bị các hệ thống nhìn đêm, hệ thống dẫn tên lửa có điều khiển Tor và các hệ thống phát hiện mục tiêu mặt đất và trên không.

Chương trình vũ khí nhà nước Nga giai đoạn 2011-2020 dự định mua sắm và trang bị 200 chiếc Mi-28N với đơn giá ước 245-250 triệu rúp.

14. Tuần dương hạm tên lửa Moskva

http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm tên lửa Moskva, Kỳ hạm Hạm đội Biển Đen của Nga (mil.ru)

Tàu tuần dương hạm cận vệ Moskva do Nhà máy đóng tàu mang tên “61 chiến sĩ công xã” ở Nikolayev vào năm 1982, được đưa vào biên chế Hạm đội Biển Đen vào năm 1983. Đây là tàu đầu tiên của lớp Projekt 1164 Atlant.

Khi đóng, tuần dương hạm này có tên Slava, nhưng sau khi tuần dương hạm chống ngầm chở trực thăng Moskva Projekt 1123 Kondor bị thải loại vào tháng 11/1996, tàu đã thừa kế tên của nó và trở thành kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen.

Tháng 8/2008, tuần dương hạm Moskva đã tham gia cuộc chiến ở Nam Ossetya và hoạt động trong vùng biển của Abkhazia.

Tuần dương hạm tên lửa Moskva có chiều dài 186,4 m, chiều rộng 20,8 m, mớn nước 8,4 m và lượng giãn nước 11.500 tấn. Tàu có khả năng đạt tốc độ đến 32 hải lý/h, dự trữ hành trình đến 8.000 hải lý. Thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva là 510 người.

Tàu được trang bị 1 ụ pháo 130 mm АK-130, 6 hệ thống pháo phòng không 30 mm 6 nòng АK-630, 8 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm P-1000 Vulkan, 8 hệ thống tên lửa phòng không S-300FФ và 2 hệ thống tên lửa phòng không Osa-МА, cũng như 2 ống phóng lôi 533 mm. Trên bông tàu triển khai 1 trực thăng Ка-27.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét