>> Chán 'đồ cũ' của Mỹ, Philippines tậu Su-30K mới từ Nga?

Không quân Philippines đã được bơm tiền để mua sắm các máy bay chiến đấu, nhưng việc lựa chọn mặt hàng phù hợp đôi khi lại là vấn đề không hề đơn giản.


http://nghiadx.blogspot.com
F-16 Fighting Falcon


Bộ Quốc phòng Philippines mới đây đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon cũ từ Mỹ. Lý do, theo Tổng thống Philippines Benigno Aquino là chi phí cho vận hành và bảo trì các máy bay chiến đấu này rất tốn kém.

>> Điểm mặt 5 'lưỡi kiếm' của Trung Quốc đang chĩa vào Philippines

Trước đó, Tổng thống Benigno Aquino ngày 16 tháng 5 đã tuyên bố Philippines sẽ chi 1,6 tỉ đô la để mua các loại máy bay quân sự do các quốc gia ngoài Mỹ sản xuất.

Theo ông Aquino, Philippines sẽ chi từ 400 đến 800 triệu đô la cho một phi đội máy bay, và dự kiến nước này sẽ mua hai phi đội máy bay mới (mỗi phi đội gồm 12-13 máy bay).

Mua cũ hay sắm mới?

Tổng thống Benigno Aquino khẳng định rằng, Philippines hoàn toàn có thể mua những thương hiệu máy bay chiến đấu mới và hiện đại của những nước có nền sản xuất tiên tiến khác chứ không nhất thiết phải chạy theo Hoa Kỳ.

Benigno Aquino chưa tiết lộ về danh tính các quốc gia hay thương hiệu máy bay mà nước này định đặt mua. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ là các công ty của Nga, Nam Phi hay Pakistan hoặc một số nước châu Âu khác.

Cuối năm 2011, Philippine đã đề nghị Mỹ cung cấp miễn phí một loạt chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng và cũng sẵn sàng chi tiền để sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu cũ được lựa chọn từ nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ.

Kết quả những cuộc đàm phán không được công bố chính thức, nhưng trong tháng 2 năm 2012, Bộ Ngoại giao Philippines đã bắt đầu với các cuộc đàm phán về việc cung cấp một đến hai phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ.

Hiện nay, Philippine là một trong những nước có nhu cầu lớn về máy bay quân sự trong khu vực Đông Nam Á. Nước này rất cần những chiến đấu cơ đủ sức bảo vệ lãnh hải của họ, bao gồm các địa điểm thăm dò và khai thác dầu trước sự “nhòm ngó” từ phía Trung Quốc cũng như những nước khác trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ

Ngoài ra, quân đội Philippines cũng cần những máy bay chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến những cuộc nổi dậy ở khu vực Mindanao.

Đến nay, trong biên chế của Không quân Philippines không có một chiếc tiêm kích phản lực nào có các tính năng hiện đại. Chiếc máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ cuối cùng F-5 Freedom Fighter thì đã cho nghỉ hưu từ năm 2005.

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Theo Flightglobal MiliCAS, Không quân Philippines hiện nay chỉ trông cậy vào 12 máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco, 6 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm Aermacchi S-211 và 21 máy bay huấn luyện cánh quạt SF-260/F. Ngoài ra, trong biên chế Không quân nước này còn có khoảng 20 máy bay trực thăng tấn công MD520.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco của Không quân Philippine

Trong tất cả các cuộc đàm phán giữa Washington và Manila, phía Mỹ đã đồng ý cung cấp miễn phí cho Philippines các máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng, hoặc bán theo kiểu vừa bán vừa cho.

Ngoài ra, hai nước cũng đã thỏa thuận với nhau về việc cung cấp cho Manila 2 máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, hiện đang trải qua quá trình nâng cấp và sửa chữa nhỏ. Hai máy bay vận tải mới này sẽ được bổ sung vào phi đội máy bay vận tải hiện có của Philippines.

Thông tin chi tiết về những thương vụ này không được tiết lộ, nhưng đã có bằng chứng chứng minh rằng Philippines đã được “đại hạ giá” khi mua các máy bay này, mặc dù nước này đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ theo thông báo hôm 16 tháng 5 của Tổng thống Philippine Ninoy Aquino.

http://nghiadx.blogspot.com
Yak-130

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Philippine đang xúc tiến gọi thầu cung cấp 6 máy bay chiến đấu/huấn luyện mới. Trong số những ứng viên tham gia cuộc đua này có Rosoboronexport của Nga, Alenia Aermacchi của Ý, Aero Vodochody của Séc và KAI của Hàn Quốc.

Họ sẽ cung cấp cho Philippine các máy bay quân sự Yak-130, M-346 Master, L-159B ALCA và T/A-50 Golden Eagle. Đây đều là những máy bay hiện đại và đa năng không chỉ dùng để huấn luyện mà còn được sử dụng như một máy bay tiêm kích hay một máy bay cường kích hạng nhẹ.

Theo một số nguồn tin, Bộ quốc phòng Philippine sẵn sàng chi ra 140,6 triệu đôla để có được những cỗ máy chiến đấu, huấn luyện trên không hiện đại này.

Mua gì và mua của ai?

Tuy nhiên, Benigno Aquino chưa chắc chắn về khả năng sẽ mua mới 1 hoặc 2 phi đội máy bay chiến đấu của “những nước tiên tiến” vì thực ra trong thời buổi kinh tế khó khăn này, Philippine cũng không muốn chi tiêu quá tay.

Mặt khác, liên quan đến thái độ của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chưa chắc Manila đã từ chối mua các máy bay chiến đấu của Mỹ. Hiện tại, Philippine đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau và để tìm ra một giải pháp tối ưu vào lúc này thì quả là không dễ dàng.

Mới đây, Philippines đã từng bày tỏ sự quan tâm đến 18 chiếc máy bay Su-30K trước đây thuộc sở hữu của Không quân Ấn Độ và bây giờ được trao trả lại cho Nga.

Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) Alexander Fomin cho biết, các máy này có thể được bán theo từng lô nhỏ. Theo Alexander Fomin, Su-30K sẽ được sửa chữa và nâng cấp tại Belarus để bán sang quốc gia thứ 3.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Hợp đồng cung cấp 40 chiến đấu cơ Su-30MKI đầu tiên cho Không quân Ấn Độ đã được Nga và quốc gia Nam Á này ký kết vào ngày 30 tháng 11 năm 1996.

Trong năm 2007, Nga đã cung cấp cho Ấn Độ 18 máy bay chiến đấu Su-30MKI theo hợp đồng trao đổi Su-30K đã được bàn giao trước đó, và không thể được nâng cấp lên phiên bản MKI vì lý do kỹ thuật.

18 chiến đấu cơ Su-30K do phía Ấn Độ trao trả đang được sửa chữa tại nhà máy Baranovichi từ cuối năm 2011. Các máy bay Su-30K này đã được lên kế hoạch để nâng cấp lên phiên bản mới Su-30KN.

Trong trường hợp mua mới các máy bay chiến đấu và với khả năng tài chính hiện tại, thì Nam Phi và Pakistan có thể sẽ là những lựa chọn hợp lý cho Philippine vào lúc này.

Chẳng hạn như công ty Denel của Nam Phi đang quảng bá các máy bay chiến đấu Cheetah, một biến thể sửa đổi và hiện đại hóa từ chiến đấu cơ Mirage III của Pháp ra thị trường thế giới.

Pakistan trong tháng 2 năm 2011 cũng đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay chiến đấu “Thần Sấm” JF-17, một sản phẩm hợp tác với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Cheetah

Một số quốc gia châu Âu cũng đã tăng cường sức mạnh Không quân của mình bằng máy bay F-16, điển hình là Romania. Năm ngoái, nước này đã mua 24 máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng của Mỹ với giá 1,4 tỷ đô la.

Với cùng số tiền đó, Romania có thể có trong tay 24 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon hoặc Saab JAS 39 Gripen hoàn toàn mới.

Tuy nhiên trên thực tế Romania đã không làm như vậy. Philipine tất nhiên có thể làm theo cái cách mà Romainia đã làm hoặc cũng có thể lựa chọn một giải pháp khác hiệu quả hơn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng có thể khẳng định rằng số tiền mà Philippines chi cho việc mua các máy bay chiến đấu sẽ không vượt quá 2 tỉ đô la.

Su-30KN

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Không quân Nga gần như đã không nhận được nhiều kinh phí để mua trang thiết bị quân sự mới. Bộ quốc phòng Nga đã không đủ khả năng để trang bị những máy bay đắt tiền như Su-35 hay Su-30MK cho Không quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Vì vậy, theo sáng kiến của các chuyên gia, Không quân Nga đã bắt đầu hiện đại hóa các máy bay Su-30 thành biến thể rẻ tiền hơn đó là Su-30K, và sau này là Su-30KN.

Mục đích chính của chương trình là nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của các máy bay tiêm kích này. Nguyên tắc việc hiện đại hóa là "không thay đổi mà bổ sung thêm". Để giảm chi phí, hầu hết các máy bay khung máy bay vẫn giữ nguyên, và chỉ bổ sung một số điểm sau:

- Hệ thống định vị trên máy bay được mắc song song với máy thu A-737. Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh này có có thể làm việc với NAVSTAR của Mỹ và GLONASS của Nga;

- Radar N001 được cài đặt các chế độ hoạt động mới (theo dõi, bám mục tiêu di động và lập bản đồ bề mặt trái đất);

- Buồng lái (buồng lái hai chỗ ngồi, được thiết kế trên cơ sở máy bay Su-27UB) được trang bị màn hình màu LCD MFI-55 hiện đại (màn hình đa chức năng 5x5 inch). Trong tương lai, màn hình này có thể được thay thế bằng loại tinh vi hơn là MFI-68.

- Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy tính MVK cho phép nó có thể kết nối với các tên lửa điều khiển không đối đất và không đối không mới.

Kết quả là, trọng lượng của máy bay sau khi nâng cấp chỉ tăng thêm khoảng 30 kg. Đồng thời, hiệu quả chiến đấu của nó đã tăng lên nhiều lần.

Theo các nhà thiết kế, Su-30KN có thể so sánh với một trong những máy bay tấn công chiến thuật mạnh mẽ nhất của Mỹ là F-15E Strike Eagle. Ngoài ra, Su-30KN có thể mang các vũ khí hạng nặng chẳng hạn như siêu tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yakhont.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét