>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 2)

Như các định hướng chiến lược Hải dương đã được vạch ra rất rõ nét của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Hải quân Liên bang và bản thân nước Nga, trong gian đoạn tương lai gần, không cần đến những tầu sân bay khổng lồ hạt nhân loại CATOBAR như nước Mỹ.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích Su-33


NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN CỦA TẦU SÂN BAY HẢI QUÂN LIÊN BANG.

Trong sự phát triển của vũ khí tấn công, loại tầu sân bay này chi phí bảo vệ nó tốn kém gấp hàng nghìn lần so với việc chế tạo ra vũ khí để tiêu diệt nó, nhưng tầu sân bay- không những tăng cường năng lực tác chiến của hạm đội, mà còn là uy danh của đất nước và là sức mạnh thật sự khi giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia. Cũng như, phải thành thực nhận xét – lực lượng hải quân không thể bị kéo vào một chương trình thiết kế tầu sân bay thế hệ mới, đóng tầu và huấn luyện khai thác sử dụng với những dự án và hội thảo bất tận. Đồng thời, lực lượng vũ trang cũng không thể thử nghiệm với một đầu tư kinh phí khổng lồ. (dự án tầu sân bay của Mỹ). Điều đó cũng đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng quá chặt. Trong trường hợp này, PKB Nhevki có thể lôi lại từ kho lưu trữ bản thiết kế tầu sân bay Ulianov, có những tiêu chuẩn thiết kế theo kiểu CATOBAR. Nhưng rõ ràng sẽ gặp phải sự phản đối của các chuyên gia, mô hình CATOBAR có những chuẩn kỹ thuật quá cũ trong công nghệ đóng tầu, và người Mỹ đang phải trả giá cho những tầu sân bay của mình. Điều quan trọng là, liệu nguồn tài chính có thể chịu được trong nhiều năm tới?

Tiếp cận từ một hướng khác, lực lượng Hải quân Liên bang Nga, trên thực tế, để vươn tới đại dương không cần một tầu sân bay đặc chủng – tác chiến trên biển hay chống ngầm- mà là một tầu sân bay đa nhiệm, đa môi trường tác chiến, trên boong tầu có thể cất cánh nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau (avia group) đồng thời, không quân hải quân trên boong tầu phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

– Tiêu diệt các tập hợp ( tập đoàn, nhóm) tầu nổi đối phương, tiêu diệt các đoàn tầu vận tại và các tầu thuộc lực lượng đổ bộ đối phương;

– Tìm kiếm, truy quét và tiêu diệt các loại tầu ngầm của đối phương;

– Tấn công phá hủy các mục tiêu quân sự của đối phương dọc bờ biển và trong đất liền.;

– Chiếm lĩnh và giữ vững vai trò làm chủ không phận trong không gian chiến trường và khu vực tác chiến;

– Triển khai các hoạt động yểm trợ đường không trong các hoạt động của hạm đội, các tập đoàn, liên đoàn tầu nổi và các phân đội tầu ngầm, yểm trợ không quân cho hoạt động của lực lượng lĩnh thủy đánh bộ, các tập đoàn quân của lục quân từ hướng biển;

– Triển khai phong tỏa các khu vực và các vùng nước, cũng như căn cứ, hải cảng..

Đối với lực lượng hải quân Liên bang Nga, tầu sân bay phải đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là tuần tra, trinh sát và yểm trợ không quân cho các tầu ngầm mang tên lửa chiến lược tại khu vực triển khai lực lượng tầu ngầm, hoặc gần vùng nước ven bờ biển quốc gia, như các vùng nước Bắc băng dương hoặc các khu vực thuộc vùng biển Thái bình dương. Về vấn đề này, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang, đô đốc hải quân Masorin trước đây và hiện nay, đô đốc hải quân Vuwsoski đã khẳng định: " Nếu như trên biển Bắc chúng ta không có các tầu sân bay, thì khả năng tác chiến của lực lượng tầu ngầm chiến lược sẽ bằng không ngay trong ngày triển khai tác chiến thứ 2, do kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của tầu ngầm, đó chính là không quân Hải quân đối phương. Cũng là điều dễ hiểu, tại sao người Trung Quốc mong muốn xây dựng lực lượng tầu sân bay của chính mình.

Từ lịch sử và thực tế, có thể nhận thấy rằng, để cất cánh, các phi công yêu thích hơn đường bằng trên boong cong chéo lên phía trên đằng mũi tầu, vì thực tế. Một là các phi công hải quân có rất nhiều kinh nghiệm khai thác sử dụng và cất cánh từ tầu sân bay Đô đốc Kyznhetsov và cơ cấu tổ chức, cũng như phương án luyện tập và huấn luyện các phi công trên boong khi cất cánh. Thứ hai: đã có những bài học kinh nghiệm rất tốt từ cấu hình model đường băng cong và những đánh giá thuận lợi. Thứ ba: Các kỹ sư đóng tầu sân bay Sermash đã có nhiều kinh nghiệm đóng tầu kiểu này, không phải bắt đầu từ con số không bằng việc đóng tầu sân bay lớp STOBAR Vikramaditya; Thứ tư; phát triển và lắp đặt thiết bị phóng đẩy máy bay lên tầu sân bay thế hệ mới sẽ dẫn đến kéo dài thời gian nghiên cứu giải pháp thiết kế, đồng thời tạo ra những khó khăn phức tạp khi huấn luyện hoặc huấn luyện chuyển loại cho các phi công trên boong tầu.

Vào năm 2007, trong triển lãm quốc tế về trang thiết bị Hải quân, tại khu vực trưng bầy chung của Tổ hợp đóng tầu Sermash và PKV Nhepki có trưng bầy một tấm tranh quảng cáo rất lớn với hình ảnh một chiếc tầu sân bay, như đã khẳng định, một trong những phương án thiết kế tầu sân bay của tương lai với dòng chữ " Thiết kế tầu sân bay và đóng tầu cho tương lai” Mặc dù bản vẽ thiết kế 3D còn thiếu rất nhiều các chi tiết cụ thể nhưng theo như bản vẽ, có thể nhận thấy rất rõ đây là thiết kế tầu sân bay mô hình STOBAR, rất gọn và cách thiết kế đài chỉ huy, điều hành tác chiến khá chi tiết, rõ ràng tầu sẽ chạy bằng năng lượng nguyên tử. Nhưng cũng với nội dung này, tháng 7 năm 2007, chính bản thân đô đốc hải quân tổng tư lệnh Vladimir Vuwsoski đã nói, nhà thiết kế Nhevki đang bơi với bản thiết kế, mà chưa đưa ra được giải pháp đúng đắn do đó, bản thiết kế được giao cho một số các đơn vị liên quan, như Nhevki PKV, Sever PKV…. ». trong giai đoạn này, mọi nội dung vẫn nằm trong các thiết kế, và lực lượng Hải quân cũng như đất nước Nga trông đợi, đến 2020 tầu sân bay Liên bang Nga sẽ sẵn sàng trong vai trò của tầu chỉ huy và vươn tới đại dương.

KHÔNG QUÂN TRÊN BOONG TẦU.

Một vấn đề rất quan trọng song hành cùng với thiết kế tầu sân bay thế hệ mới – đó là lựa chọn các phương tiện tác chiến hàng không trên boong tầu sân bay tương lai của lực lượng không quân Hải quân. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với lực lượng tầu sân bay, trong biên chế của lực lượng không quân trên bong có thể có những biên chế cơ bản như sau:

– Máy bay tiêm kích đa nhiệm, có khả năng không những chiếm lĩnh tầng không và làm chủ không gian chiến trường, mà còn có khả năng tác chiến hiệu quả chống lại các lớp tầu nổi đổi phương, đồng thời có thể tấn công bằng bom điều khiển - tên lửa vào các mục tiêu trên bờ biển và sâu trong nội địa đối phương;

– Máy bay trinh sát hoặc trực thăng trinh sát tiền tiêu, bằng radar hoặc các phương tiện trinh sát khác mở rộng phạm vi trinh sát mục tiêu bằng radar tính từ tâm của đội hình tác chiến cụm tầu sân bay, đồng thời có khả năng chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp vũ khí tên lửa, được trang bị trên các tầu chiến cảnh giới bảo vệ tầu sân bay;

– Máy bay và máy bay trực thăng chống ngầm;

– Máy bay trực thăng đa nhiệm (vận tải đổ bộ hoặc tìm kiếm cứu hộ);

– Máy bay hoặc trực thăng tác chiến điện tử (nhiệm vụ này cũng có thể được giao cho các phương tiện bay khác - robot phương tiện bay);

– Máy bay huấn luyện chiến đấu, phục vụ cho công tác huấn luyện thường xuyên phi công trên tầu và khi có nhiệm vụ tác chiến có thể sử dụng như máy bay tiêm kích hạng nhẹ hoặc cường kích.

Hiện nay, ở Nga có những phương tiện bay, có thể được biên chế trên tầu sân bay tương lai của Hải quân Liên bang. Các phương tiện bay có thể là;

– Máy bay tiêm kích SU – 33, loại máy bay này cần được nâng cấp, cải tiến toàn diện để có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, SU 33 cần được nâng cấp để có thể sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao lớp không – đất. Song song cùng với Su 33, trên boong tầu sân bay có thể biên chế MIG 29K/CUB, MIG 29K là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại hơn và có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ tác chiến trên biển từ tầu sân bay;


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng trinh sát tiền tiêu Ka-31

– Các loại trực thăng chiến đấu cất hạ cánh trên tầu: máy bay trực thăng radar trinh sát tiền tiêu Ka-31, máy bay vận tải quân sự Ka-29, máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạng Ka-27PS và máy bay trực thăng chống ngầm Ka-27 đồng thời, trên tầu sân bay cũng cần được trang bị trực thăng Ka-52. Máy bay trực thăng Ka-52 sẽ là phương tiện tác chiến đường không hiệu quả yểm trợ hỏa lực khi triển khai các hoạt động tác chiến đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG -29K

Trong những lựa chọn hiện nay, MiG 29K/CUB được coi là mẫu máy bay tốt nhất đáp ứng được yêu cầu trên boong tầu sân bay, những kinh nghiệm thu được trong quá trình sản xuất MiG 29K/CUB dành cho Ấn Độ đã khẳng định điều đó, đồng thời những ưu điểm của MiG 29K/CUB là các trang thiết bị, hệ thống và các bộ phận trên máy bay đã hoạt động rất ổn định và được tăng cường độ tin cậy. Đồng thời giá thành 1h bay của MiG 29K/CUB được giảm xuống 2,5 lần, tăng cường 2 lần thời gian dự trữ bay, có lượng dầu trên máy bay lớn đồng thời có khả năng tiếp dầu trên không, các tính năng kỹ thuật của máy bay khi cất cánh và hạ cánh cũng được nâng cao, do được cải tiến các hệ thống cánh điều khiển, ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật số điều khiển máy bay kết hợp với các động cơ tuốc bin phản lực mạnh hơn, trên máy bay được lắp đặt các thiết bị điện tử radar thế hệ mới nhất, và đồng thời, khả năng nâng cấp, sử dụng công nghệ mới theo giải pháp module hóa đối với MiG 29 rất dễ dàng.

Dễ nhận thấy rằng, dòng máy máy tiêm kích đa nhiệm thế hệ MiG 29 được sử dụng rất rộng rãi trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, do đó đối với hạm đội tầu sân bay sẽ có được sự đồng bộ hóa rất cao, có được ưu thế lớn trước nhiệm vụ khai thác sử dụng cũng như công tác huấn luyện phi công và đảm bảo hậu cần kỹ thuật. Khi tầu sân bay đã sẵn sàng, MiG 29 sẽ là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm chủ chốt trên tầu sân bay tương lai, về vấn đề này, đại diện của bộ tư lệnh hải quân Liên bang đã khẳng định từ 3 năm về trước, đồng thời cách đây không lâu, trên phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc Bộ quốc phòng đến cuối năm 2011 đã dự kiến mua cho Hải quân khoảng 26 máy bay tiêm kích đa nhiệm MiG 29K, nhưng vấn đề đang bị dừng lại bởi giá thành của Hợp đồng. Và Nhà sản xuất MiG có lẽ cùng phải đợi dự án Tầu sân bay tương lai được khẳng định.

Một liên đội tầu có biên chế tầu sân bay hoàn toàn không thể triển khai tác chiến thông thường nếu không có được trong biên chế máy bay Trinh sát và cảnh giới tầm xa, chỉ huy, điều hành tác chiến AWACS (ДРЛО &У) – chính xác là máy bay C3I hoặc C4IRS chứ không phải là trực thăng trinh sát tiền tiêu và cảnh báo sớm Ka-31. Ka-31 có thể trinh sát bao phủ trên diện rộng, nhưng các thông số kỹ thuật không đủ để trở thành tai, mắt và máy tính của chỉ huy trưởng hạm đội hoặc liên đội trên tầm xa và diện rộng. Trên cơ sở của Su-27KUB các nhà thiết kế có đề xuất chế tạo các máy bay trinh sát tầm xa, được trang bị các thiết bị radar, trinh sát điện tử dành riêng cho tầu sân bay hoặc các loại tầu khác trong hạm đội, nhưng không được chấp nhận. Đồng thời dự án máy bay AWACS Yak-44, bắt đầu từ năm 1990, hiện nay vẫn chỉ là một maket trong Triển lãm Kỹ thuật ở khu vực Ngoại ô Moscow. Do đó, trong tương lai gần, hệ thống chỉ huy đường không vẫn phải sử dụng máy bay hỗ trợ của lực lượng Không quân và hy vọng vào Ka-31.

HỆ THỐNG ĐẢM BẢO.

Một vấn đề mang tính sống còn của lực lượng tầu sân bay nữa là: Hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ, bến cảng và sân bay. Song hành cũng với hệ thống hậu cần kỹ thuật là hệ thống trang thiết bị huấn luyện cho phi công hải quân trên tầu sân bay. Nhiệm vụ xây dựng hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ và cơ sở huấn luyện được đặt ra ngay từ khi chiếc tầu sân bay đầu tiên của liên bang xô viết được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân- cũng chính vì vậy mà trong thời kỳ trước, tầu sân bay Kiev gần như nhiều thời gian phải đỗ ở hải cảng của Biển Đen, chỉ bảo hành kỹ thuật và khởi động bôi trơn, cho đến khi bị loại ra khỏi biên chế của lực lượng vũ trang. Đồng thời, cũng phải có tầm nhìn xa hơn trong nhiệm vụ lưu trữ, bảo hành bảo dưỡng các máy bay chiến đấu trên boong tầu, trong các giai đoạn tầu neo đậu hoặc thực hiện chế độ kiểm tra kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng máy bay chiến đấu. Để thực hiện được điều đó, song hành cũng với thiết kế, đóng tầu là kho tàng, bến bãi, khu kỹ thuật dành cho không quân hải quân trên boong, khi tầu đỗ trên bến cảng.

Một vấn đề quan trong cuối cùng, cũng là vấn đề khó nhất của không quân hải quân tầu sân bay - công tác huấn luyện thường xuyên của Không quân hải quân và các chuyên gia kỹ thuật không quân Hải quân. Cho đến ngày nay, không quân hải quân liên bang không có được trường đào tạo kỹ thuật của riêng mình, các chuyên gia kỹ thuật hầu như phải lấy từ bên Không quân Liên bang. Nhưng đấy cũng chỉ là ½ cùa thảm họa, Không quân Hải quân Liên bang không có chỗ nào để huấn luyện phi công hải quân trên boong tầu, cất cánh và hạ cánh trên tầu sân bay rất khó, không thể huấn luyện bằng bút, sách, bảng và các thiết bị huấn luyện điện tử, mà phải làm thực. Trường huấn luyện bay NITKA trên boong tầu của Liên bang Xô viết trước đây nằm trong (lãnh thổ) của Ucraina tại Krưm. (Sân bay mô phỏng sân bay trên boong tầu dành cho huấn luyện phi công hải quân). Theo kết quả của những năm gần đây, đây là một xa xỉ phẩm đắt đỏ cho hải quân, mọi cuộc huấn luyện đều phải trả rất nhiều kinh phí và phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng chính trị của chính phủ Ucraina tại Kiev. Cuối cùng, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải lựa chọn phương án tối hậu, xây dựng trường huấn luyện thường xuyên cho phi công hải quân (NITKA) cho riêng mình. Để làm điều đó, Bộ quốc phòng đã lựa chọn trường Cao đẳng cao cấp kỹ thuật hải quân tại Eisk, ngoại vi thành phố Krasnodar và tiến hành xây dựng trường kỹ thuật bay cao cấp cho không quân hải quân, đây là Trung tâm huấn luyện đa nhiệm, không những chỉ huấn luyện cho không quân Hải quân trên boong tầu, mà huấn luyện tất cả các phương tiện bay có và không có người lái, được biên chế hiện tại và trong tương lai cho không quân hải quân Liên bang.

Các công trình huấn luyện cho không quân Hải quân tại Eisk có giá trị khoảng 24 tỷ rúp, trong đó 8 tỷ được sử dụng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có khu vực huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng đường băng tầu sân bay với các trang thiết bị chính xác cần thiết để phục vụ cho đường băng trên tầu, khu nhà ở và công trình công cộng, khu quản lý và điều hành kỹ thuật hạ tầng. Khu vực hạ tầng sẽ được đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2011, nhà máy Proletarian có trách nhiệm cung cấp các thiết bị bắt và hạ cánh cho máy bay. Chỉ sau khi hạ tầng kỹ thuật được thẩm định và nghiệm thu, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ huấn luyện mới được bắt đầu lắp đặt để đưa vào thử nghiệm hệ thống tại Eisk..

KẾT LUẬN

Trong một lần nói chuyện với thủy thủ đoàn tầu sân bay nguyên tử Dwight D. Eisenhower US. Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng John Shalikashvili đã phát biểu " Tôi cảm thấy yên tâm mỗi lần, khi tôi đặt câu hỏi cho sĩ quan tham mưu tác chiến "Ở đâu có tầu sân bay gần nhất?” và viên sĩ quan đó trả lời " Có một tầu sân bay đang hoạt động trong khu vực tác chiến- câu trả lời đó với lợi ích của Hòa Kỳ là tất cả!”
Những lời nói đó, từ hàng chục năm về trước, khi chúng ta nhận xét tầu sân bay – vũ khí của chủ nghĩa đế quốc- không cần có thêm lời bình luận. Nhưng những ước mơ của đô đốc hải quân huyền thoại, Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhicolai Kyznhesov, cùng như hàng trăm ngàn đô đốc hải quân, kỹ sư đóng tầu, chiến sĩ hải quân xô viết trước đây và Liên bang Nga ngày này, đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phi công hải quân huyền thoại, anh hùng Liên bang Nga thiếu tướng Timur Apakidze cũng nói chính xác như sau: đất nước đã và đang đi trên con đường đau khổ, sự đau đớn tinh thần để đi đến xây dựng những chiếc tầu sân bay, không có nó trong tương lai, Hải quân Liên bang Nga không có ý nghĩa với với chiến lược hải dương..

Cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng: sự cần thiết phải có tầu sân bay trong lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần đã được chứng minh, khẳng định bằng lý thuyết, bằng kết quả nghiên cứu tất cả trên cơ sở khoa học, lý luận quân sự và bằng thực tiễn phát triển chiến lược kinh tế chính trị và khả năng xảy ra chiến tranh trong tương lai.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét