>> Unha-3 nổ tung vì lãnh đạo Triều Tiên duy ý chí?


Hôm 13/4, sau khi rời bệ phóng 1-2 phút, tên lửa đẩy Unha-3 của Triều Tiên đã nổ tung thành 20 mảnh rơi trên biển.



Cùng ngày, chính quyền Triều Tiên đã lên tiếng xác nhận cuộc phóng thất bại và cho biết các chuyên gia đang tìm hiểu nguyên nhân sai sót. Nhiều khả năng, những nguyên nhân này sẽ không bao giờ được tiết lộ. Do đó, đây sẽ là đề tài hấp dẫn cho những chuyên gia.

Ngay lập tức, một số chuyên gia Hàn Quốc đã đưa ra lập luận của mình tìm hiểu vì sao Unha-3 nổ tung.

Tách tầng không thành công?

Tầng nhiên liệu đầu tiên của Unha-3 đã xé toang thành 20 mảnh rơi trên vùng biển phía Tây Taean, cách xa điểm dự định tách tầng (gần phía Tây bán đảo Byeonsan (Hàn Quốc).

Thông thường, 56% vụ phóng lỗi gặp vấn đề ở tầng phóng thứ nhất. Các vụ nổ thường phát sinh từ việc rò rỉ nhiên liệu động cơ đẩy hoặc máy bơm tuabin gặp trục trặc hơn là việc tách tầng không thành công.

Giáo sư Yoon Woong-sup, ĐH Yonsei, cho biết: “Nếu vấn đề xảy ra trong quá trình tách tầng thì khả năng thấp là tầng động cơ đẩy thứ nhất khó nổ tung bởi lượng nhiêu liệu đã được đốt cháy hết.” Theo ông này,

Nhưng ông Cho Kwang Rae – lãnh đạo dự án phóng vệ tinh thuộc Viện Nghiên cứu Hàng không Bũ trụ Hàn Quốc khẳng định có vấn đề trong việc tách tầng. “Không thể loại trừ lỗi xảy ra trong quá trình tách tầng động cơ thứ nhất,” ông nói.

Một số chuyên gia khác cho rằng, trong vụ phóng Unha-2 năm 2009, tên lửa đã vào quỹ đạo vì thiếu lực đẩy cần thiết. Có thể, trong cuộc phóng 2012, Triều Tiên rút kinh nghiệm cố gắng sửa chữa sai lầm bằng việc tăng thêm nhiên liệu nhưng lại gây ra vấn đề khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng tên lửa Unha-3 tách tầng động cơ thứ nhất thành công, tầng thứ hai kích hoạt.


Nằm càng gần xích đạo thì càng dễ trong việc đưa các trọng tải lên quỹ đạo bởi lực đẩy cộng hưởng thêm vận tốc quay trái đất. Thế nhưng, Triều Tiên nằm ở tọa độ 39,4 vĩ độ bắc, bệ phóng Tongchang-ri nằm ở xa xích đạo, cách khoảng 4.300km (so với khoảng 3.100km đối với sân bay vũ trụ NASA tại Florida - Mỹ), điều đó khiến vệ tinh khó khăn trong việc vươn tới độ nghiêng quỹ đạo so với các quốc gia khác.

Ngoài ra, tầm phóng của tên lửa Triều Tiên “hạn hẹp” do phải tránh đường bay có thể bay qua lãnh hải các quốc gia khác, hoặc có thể gây ra nguy hiểm cho người dân các nước đó nếu tên lửa nổ.

Một cách giải thích khác nhưng thiếu thuyết phục, có thể do tên lửa đi không đúng đường bay nên bộ phận tự hủy được kích hoạt.

Thất bại vì duy ý chí?

Một số lý giải khác cho thất bại này cho rằng Triều Tiên đã quá vội vàng thực hiện cuộc phóng để kịp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il Sung.

Không rõ tại sao những người lãnh đạo cuộc phóng lại quyết định phóng vệ tinh khi màn sương sớm vẫn bao quanh bệ phóng vào sáng ngày 13/4, sớm hơn một ngày so với dự đoán các chuyên gia.

“Triều Tiên đã không có sự chuẩn bị đầy đủ ở bệ phóng Tongchang-ri (Trung tâm Sonhae), chúng tôi có cảm giác họ đã quá vội vàng. Họ có thể đã cẩu thả trong khâu kiểm tra cuối cùng, bởi thời gian không còn nhiều trước ngày sinh nhật Kim Il Sung”, quan chức chính phủ Hàn Quốc nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Phải chăng Triều Tiên đã vội vàng, cẩu thả trong những bước kiểm tra cuối cùng?


Bước tiến hay bước lùi?

Dù lý do là gì, tên lửa tách tầng không thành công hay đã có rò rỉ động cơ…, lần phóng này đã thất bại. Và cũng như cuộc phóng vệ tinh năm 2006, 2009 mọi nguyên nhân đều được giấu kín.

Tuy vậy, lần phóng 2012 đã có một sự khác biệt nhất định, bởi đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai thừa nhận thất bại. Hai lần phóng trước, Triều Tiên đều tuyên bố thành công dù cả thế giới nhìn nhận kết quả trái ngược.

Tháng 4/2009, tên lửa đẩy Unha-2 đã không thể đưa vệ tinh Kwangmyongsong-2 lên quỹ đạo, nhưng tầng động cơ thứ hai và thứ ba đã tách thành công. Với Unha-3 thì ngược lại, lỗi đã xảy ra ở ngay tầng thứ nhất và nổ tung trên không.

Người ta có thể dễ dàng cho rằng đây là bước lùi lớn của Triều Tiên. Thế nhưng, một số chuyên gia Quân đội Hàn Quốc tỏ ra cảnh giác. “Rất nhiều quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, tên lửa đã nổ tung ngay trên bệ phóng. Vì vậy, điều đó không có nghĩa công nghệ Triều Tiên bước lùi,” ông này cho biết.

“Sự thật thì công nghệ tên lửa tầm xa của Triều Tiên tụt hậu khá xa so với các nước phương Tây, nhưng dẫu sao họ đã có những bước tiến đáng kể từ năm 1988,” một chuyên gia tên lửa Hàn Quốc nói.

Tên lửa đẩy Unha-3 có chiều cao 32,01m, đường kính thân 2,41m, tổng trọng lượng 85 tấn, trọng tải 100kg.

Tên lửa kết cấu với 3 tầng động cơ: tầng thứ nhất có thời gian đốt nhiên liên 120 giây, tầng thứ 2 110 giây và tầng cuối cùng 40 giây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét