>> Trung Quốc vẫn là “rồng giấy” về quân sự ít nhất 30 năm nữa ?


Học giả Nhật Bản Nakamura dùng câu “không ai có thể đá một con chó chết” để giải thích những gì đã xảy ra ở Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Hình tàu ngầm Trung Quốc trên tạp chí Anh.

“Một chiếc tàu ngầm cắm cờ Trung Quốc nổi lên mặt nước, phía bên trên sát tàu ngầm có ghi dòng chữ lớn màu vàng sáng: Sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc”. Đây là trang bìa của tạp chí “The Economist” Anh kỳ mới ngày 7/4, tiêu đề của bài viết bên trong lại gân chấn động “Răng rồng mới”.

Trước đây 2 ngày, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh trực thuộc Quốc hội Mỹ công bố báo cáo cho biết, trong 10 năm qua, dưới sự “lừa gạt chiến lược” của Trung Quốc, Mỹ rất sai lầm đã đánh giá thấp sự phát triển quân sự của Trung Quốc.

Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ từng dự đoán, đến năm 2020 Trung Quốc có thể ngăn chặn Mỹ tiến vào “chuỗi đảo thứ nhất”.

Còn tạp chí “The Economist” thì cho rằng, ít nhất trong 30 năm, sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn là một con “rồng giấy”.

Đây là những hiện tượng điển hình của dư luận phương Tây, đồng thời tồn tại “đánh giá cao” và “đánh giá thấp” đối với sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng không ai nói rõ được thực sự.

Học giả Nhật Bản Nakamura dùng câu “không ai có thể đá một con chó chết” để giải thích những gì đã xảy ra ở Trung Quốc. Ông cho biết, nếu Trung Quốc vẫn nghèo nàn lạc hậu như trước đây, thì không cần phải có quá nhiều hoài nghi và cáo buộc như vậy.

Ngày 6/4, tờ “Les Echos” Pháp khuyên phương Tây rằng, không nên lấy mỗi vấn đề an ninh hòa thành bài kiểm tra đối với thiện chí của Trung Quốc. Bởi vì, nếu Trung Quốc không thể theo đuổi lợi ích của họ trong trật tự thế giới, họ sẽ trở nên phiền phức thậm chí hiếu chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận.


Mỹ đánh giá thấp sự phát triển quân sự của Trung Quốc

>> Cuộc đấu giữa "Rồng và Voi" ?

“10 năm đã qua, điều rất rõ hiện nay là, từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, rất nhiều quan điểm truyền thống về Trung Quốc được chứng minh là rất sai lầm”.

Ngày 5/4, lời nói có vẻ “đau đớn” này đã xuất hiện trên trang mạng của “Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung” của Mỹ.

Một báo cáo khởi thảo của Ủy ban này cho rằng, cuối thập niên 1990, một số chuyên gia Mỹ từng nói chắc chắn rằng, Trung Quốc mãi mãi không thể vượt Mỹ về quân sự, và để phát triển kinh tế, tuyệt đối sẽ không ưu tiên xem xét phát triển công nghiệp quốc phòng, nhưng đến nay Mỹ đã đánh giá thấp sự phát triển quân sự của Trung Quốc.

Kết luận này xuất phát từ việc phân tích về 4 hệ thống vũ khí mũi nhọn của Trung Quốc. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho rằng, điểm chung của chúng là gây ngạc nhiên lớn cho các quan chức tình báo và chuyên gia vấn đề Trung Quốc của Mỹ.

Tờ “Bưu điện Washington” viết, tháng 1/2011 Trung Quốc công khai bay thử J-20, 15 tháng trước, “phán đoán rằng Trung Quốc phải 10 năm nữa mới có thể phát triển được máy bay chiến đấu cùng cấp với F-22” của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vẫn còn văng vẳng bên tai.

VOA cho rằng, Mỹ không thể đoán được năm 2004 Trung Quốc đưa ra tàu ngầm lớp Nguyên, càng không đoán được loại tàu ngầm còn có thể sử dụng hệ thống động lựa không phụ thuộc vào khí.

Ngoài ra, mặc dù rất nhạy cảm với hệ thống chống vệ tinh và tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn đánh giá sai tốc độ tự nghiên cứu phát triển của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-8 phiên bản hải quân.

Đài Truyền hình Tin tức Đức ngày 6/4 giải thích báo cáo này là “mối lo ngại của người Mỹ”. Tuần san “Der Spiegel” dẫn lời chuyên gia của Viện Nghiên cứu Các vấn đề quốc tế và an ninh Berlin cho rằng, điều này có nghĩa là Mỹ đang coi Trung Quốc là kẻ thù có khả năng nhất.

Tờ “The Hindu” bình luận, trong 20 năm trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc thường dùng một câu châm ngôn làm phương châm chiến lược ngoại giao đó là “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Nhưng, hiện nay có quan điểm cho rằng, di sản ngoại giao này của Đặng Tiểu Bình đang nhanh chóng mờ nhạt.

“Ngoại giao pháo hạm mới” - đây là tổng kết mới nhất của tờ “The Economist” Anh đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bài viết trang bìa ngày 7/4 của tạp chí này cho rằng, chi tiêu quân sự khổng lồ đã làm thay đổi phương thức chiến đấu của Quân đội Trung Quốc:

20 năm trước, Quân đội Trung Quốc dựa vào chiến thuật biển người và đánh giáp lá cà để “công thành”. Nhưng hiện nay, Lầu Năm Góc Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang nắm chắc khả năng “chống can dự” và “ngăn chặn/đối kháng khu vực”.

Ở Tây Thái Bình Dương, điều này có nghĩa là Trung Quốc có thể đe dọa biên đội tàu sân bay Mỹ hoặc các căn cứ không quân ở Okinawa-Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến Guam. Điều này sẽ làm cho cam kết bảo vệ đồng minh của Mỹ khó thuyết phục.

Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ đã dự đoán sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong 10 năm tới, bản “kế hoạch” này bao gồm Trung Quốc sẽ sở hữu hơn 60 tàu ngầm thông thường tàng hình, ít nhất 6 tàu ngầm hạt nhân,

máy bay chiến đấu tàng hình (có người lái) và máy bay chiến đấu không người lái, lực lượng trên biển tương tự Mỹ với tàu sân bay là chính, và thực lực tác chiến không gian, tác chiến mạng.

http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ tàu sân bay", tên lửa đạn đạo DF-21D của Pháo binh 2 Trung Quốc.

Trung tâm này cho rằng, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khả năng răn đe làm cho tàu sân bay và máy bay chiến đấu Mỹ không thể hoạt động ở trong “chuỗi đảo thứ nhất”.

Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung “kiểm điểm” sự phán đoán sai lầm về sự phát triển quân sự của Trung Quốc rằng: “Nếu khi đó có nhiều chuyên gia biết tiếng Trung hơn, họ hoàn toàn có thể nắm tốt hơn tình hình thực tế phát triển quân sự của Trung Quốc”.

Nhưng VOA cho rằng, sự “lừa gạt chiến lược” của Trung Quốc mới dẫn dắt sai lầm các nhà quan sát nước ngoài. Báo cáo cho rằng, Trung Quốc giữ bí mật đối với rất nhiều hoạt động quân sự, hoặc cố tình đưa ra những thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm, quá trình quyết sách an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng khó lý giải được.

Đồng thời, Mỹ đã đánh giá thấp mức độ Bắc Kinh cảm giác về mối đe dọa – các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi Mỹ là mối đe dọa căn bản của an ninh Trung Quốc.

Ngày 5/4, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung-Mỹ cảnh báo: “Dự đoán sai lầm này có hậu quả địa-chính trị nghiêm trọng”, và tiếp tục đưa ra giải pháp tránh mất cảnh giác là: từ bỏ lấy xu thế mấy chục năm qua làm phương châm đáng tin cậy để nghiên cứu công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Thành viên của ủy ban này Larry Wortzel cho rằng, cộng đồng tình báo và Quốc hội cần tiếp tục nghiên cứu, việc chuyển giao công nghệ hoặc hoạt động gián điệp nào có thể giúp sự phát triển quân sự của Trung Quốc nhanh hơn dự đoán của Chính phủ.

Trên tờ “Les Echos” Pháp ngày 6/4, tác giả chuyên mục ngoại giao Jacques Robert Rodier đã có bài viết nhan đề “Khi Trung Quốc trở thành một siêu cường quân sự”.

Ông cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục giải thích là họ “trỗi dậy hòa bình”, nhưng họ vẫn ở vào giai đoạn tăng trưởng nhanh về quân sự, đây chính là nguyên nhân thực sự Mỹ đưa ra báo cáo này.

Tờ “The Economist” Anh có đồng quan điểm này đã kể một câu chuyện thế này: Năm 2010, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tham dự Hội nghị ASEAN, nghe được không ít những lời phàn nàn của các nước trong khu vực đối với Trung Quốc.

Khi đó, Dương Khiết Trì đã buột miệng thốt ra những lời mà các chính khách thường nên giấu kín rằng: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, đây là sự thực”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Quảng Châu-Hạm đội Nam Hải-Hải quân Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc đất rộng, người đông, quân sự mạnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang nắm tiến trình tăng cường quân bị có quy mô lớn nhất toàn cầu.

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc: bị đánh giá thấp hay đánh giá cao?

Mặc dù tờ “The Economist” Anh hình dung sự phát triển quân sự của Trung Quốc là “răng rồng mới”, nhưng lại cho rằng, ít nhất 30 năm nữa sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn là một con “rồng giấy”.

Bài viết cho rằng, khả năng chạy đua vũ trang ở châu Á là đáng kinh ngạc, nhưng không nên để mối quan ngại về sự phát triển quân sự của Trung Quốc rơi vào sự cuồng loạn, ít nhất hiện nay Trung Quốc còn lâu mới đáng sợ như lời nói của phe cứng rắn của hai bên:

Quân đội Trung Quốc trong 30 năm qua không có kinh nghiệm tác chiến thực sự, trong khi đó Mỹ luôn chiến đấu và học tập; lực lượng tên lửa và tàu ngầm đáng sợ của Trung Quốc sẽ tạo ra mối đe dọa cho cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, nhưng không phải là ở biển xa.

Hoạt động biển xa của Trung Quốc chỉ giới hạn trong việc tuần tra chống cướp biển ở Ấn Độ Dương và sơ tán công nhân Trung Quốc ở Libya; Trung Quốc có lẽ không lâu nữa sẽ triển khai tàu sân bay, nhưng việc học sử dụng tàu sân bay vẫn cần nhiều năm nữa.

Trên đây mới chỉ là một trong những nhân tố hạn chế sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Tờ “The Economist” cho rằng, “giống như tất cả các nước lớn khác,

Trung Quốc phải đối mặt với sự lựa chọn giữa khẩu súng và cây gậy (ý chỉ tuổi già)”, sau khi tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại, sự đầu tư cao của Trung Quốc cho phát triển sức mạnh quân sự sẽ đối mặt với thử thách thực sự. Bởi vì, Trung Quốc khác với Liên Xô cũ, duy trì sự ổn định của hệ thống kinh tế quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia quan trọng của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi của máy bay trực thăng Z-9C - Hải quân Trung Quốc.

Kết luận này tương phản với báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi, phương Tây rốt cuộc “đánh giá thấp” hay “đánh giá cao” đối với sức mạnh quân sự của Trung Quốc?

Trên thực tế, tình hình mâu thuẫn này không hề hiếm gặp. Tháng 10/2011, tờ “Le Figaro” Pháp đã đăng bài viết nhan đề “Đại nhảy vọt của Quân đội Trung Quốc” trên một trang báo quan trọng, sau khi thăm các doanh trại của Trung Quốc, 3 phóng viên cho biết, các nơi họ đến đều có thể nhìn thấy Trung Quốc không tiếc tiền của để trở thành số 1 thế giới.

Điều thú vị là, tháng 3/2012, tuần san “Valeurs actuelles” Pháp cũng có bài viết nhan đề tương tự cho rằng, bên ngoài có lẽ không cần lo ngại quá nhiều đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc, bởi vì đối với quốc gia có đường biên giới trên bộ và đường bờ biển rất dài này, an ninh lãnh thổ vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của quân đội.

Thời Ân Hoằng, giao sư Học viện Quan hệ Quốc tế-Đại học Nhân dân Trung Quốc ngày 6/4 nói với tờ “Thời báo Hoàn Cầu” rằng, nhìn từ 30 năm trước, Mỹ đánh giá, dự đoán về sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong ngắn hạn và trung hạn luôn “đánh giá cao” nhiều hơn nhiều “đánh giá thấp”.

Nhưng dù là “đánh giá cao” hay “đánh giá thấp”, sự thực là Mỹ tương đối hiểu sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Điều này có thể thấy được từ các báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc được Mỹ công bố hàng năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar kiểu cơ động của Trung Quốc.

Thẩm Đinh Lập, Phó Viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu Các vấn đề quốc tế-Đại học Phục Đán cho rằng, nổi tiếng hơn phải là báo cáo chi phí quân sự Trung Quốc thường niên được Công ty RAND Mỹ công bố. Còn trên thực tế, mỗi bộ ngành của Chính phủ Mỹ đều có cơ quan đánh giá tình báo độc lập.

Ẩn chứa đằng sau những đánh giá cao hay thấp này là lợi ích khác nhau. Lý Đại Quang, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, lập trường Mỹ của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung nghiêng về bảo thủ, nhóm lợi ích đại diện là các doanh nghiệp công nghiệp quân sự lớn của Mỹ,

thường thông qua thổi phồng sức mạnh quân sự của Trung Quốc để nói thay cho các doanh nghiệp có liên quan. Thời Ân Hoằng cho rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã trở thành đề tài mang tính chu kỳ của phương Tây.

Còn tờ “Bình luận quân sự độc lập” Nga cho rằng, có một quan điểm là, Trung Quốc tuyên bố số lượng vũ khí trang bị kiểu mới còn ít nhằm để họ tự do hành động sau đó; một quan điểm khác là, chất lượng vũ khí trang bị mới của Trung Quốc rất thấp, cơ bản không thể chống lại vũ khí trang bị của Nga và phương Tây. Những quan điểm này đều không có chứng cứ thuyết phục, lại được dư luận lặng lẽ thừa nhận.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.

Khi nói đến vấn đề này, một số câu của Thiếu tướng Diêu Vân Trúc, Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc được báo giới nước ngoài trích dẫn.

Bà nói, việc chúng tôi làm thường bị phê phán, làm ít cũng bị phê phán. Phương Tây cần làm họ rốt cuộc họ muốn gì. Trật tự quân sự quốc tế do Mỹ chủ đạo, trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc không có cách gì tham gia vào các cơ chế tương tự như Tổ chức Thương mại Thế giới.

“Không ai có thể đá một con chó chết”

Bài viết bình luận tháng 3 của tờ “Tin tức hàng tuần” Nhật Bản cho rằng, mặc dù logic “do sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã mạnh lên, nên sức mạnh quân sự cũng đã mạnh lên” là không đầy đủ sức thuyết phục, nhưng rất nhiều nước tin là như vậy, đặc biệt là Mỹ.

Mỹ lớn mạnh, Quân đội Mỹ cũng mạnh nhất. Sau khi kinh tế lớn mạnh chắc chắn sẽ tiến hành xây dựng quân sự, cũng tất yếu sẽ đi cướp đoạt nhiều tài nguyên và lãnh thổ hơn, đây là con đường đã đi của nhiều nước, cho nên họ tin là Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

“Không ai có thể đá một con chó chết”. Ngày 6/4, Nakamura, học giả tự do nghiên cứu về quan hệ giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương đã dùng câu nói này để giải thích về những gì xảy ra của Trung Quốc.

Ông nói với phóng viên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” rằng, tâm lý của rất nhiều nước là “tìm được chứng cứ về tham vọng bành trướng của Trung Quốc”, vì vậy Trung Quốc cũng buộc phải qua một khoảng thời gian lại nói một lần “Trung Quốc sẽ không xưng bá”.

Điều làm cho các nước này không yên tâm là sự trỗi dậy và giàu mạnh của Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc vẫn còn lạc hậu và nghèo nàn như trước kia thì chắc chắn sẽ không có nhiều sự ngờ vực và chỉ trích như vậy.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu không người lái Trung Quốc (ý tưởng của dân mạng)

Một bài viết trên trang mạng “Businessinsider” của trang Blog Mỹ cho rằng, vấn đề giữa Trung-Mỹ là ở chỗ không tin tưởng lẫn nhau, vì vậy giải pháp là tăng cường đối thoại. Nhưng, điều đáng tiếc là, có người cho rằng cần bất chấp tất cả để ra tay trước thì chiếm được lợi thế.

Một số dư luận Mỹ, như tờ báo bảo thủ “The Weekly Standard”, họ không quan tâm thực tế và nguyên nhân thiếu lòng tin giữa hai nước, cũng coi nhẹ xem xét Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương có làm trầm trọng thêm sự mất lòng tin này hay không, họ chỉ lo người khác cảm thấy Mỹ yếu ớt. Chạy đua vũ trang đã xảy ra như vậy.

Tờ “Les Echos” Pháp ngày 6/4 đưa ra một lời khuyên đối với các nước phương Tây có quan điểm này rằng: Cần phải ngăn chặn ý muốn đưa mỗi vấn đề an ninh thành thử thách thiện chí của Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, sự bất đồng giữa hai nước lớn không thể tránh được, nếu Trung Quốc không thể tìm được lợi ích của mình trong trật tự thế giới tự do, họ sẽ trở nên nan giải thậm chí hiếu chiến. Khi đó, sự việc sẽ nguy hiểm hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tam thể Trung Quốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét