>> So sánh AMD của Bush và AMD của Obama


“Lực lượng hạt nhân của Mỹ ngày nay và tương lai, có nhiệm vụ chính là tiến hành một cuộc tấn công đa dạng đầu tiên chống lại Nga hoặc Trung Quốc”...



...“Hệ thống phòng thủ tên lửa AMD, mà sẽ được triển khai, trong mọi hình thức, có giá trị, trước hết, trong một cuộc tấn công chứ không phải là bối cảnh phòng thủ”....

Đó là những kết luận quan trọng mà các nhà khoa học chính trị Mỹ đưa ra vào năm 2006 và là nền tảng thúc đẩy các ông chủ Nhà Trắng quyết tâm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên phạm vi toàn cầu, không ngoài mục đích tăng cường sự thống trị thế giới.

Đến nay có thể khẳng định, chính quyền Mỹ quyết tâm sẽ đi đến giai đoạn thứ năm, có thể chưa phải là giai đoạn cuối cùng của chương trình phòng thủ tên lửa của nước này.

Dù có sự thay đổi vị trí người đứng đầu Nhà Trắng từ George W. Bush sang Obama, nhưng bản chất của chương trình AMD vẫn không thay đổi. Hơn nữa, tên gọi trước đây của khái niệm “khu vực trận địa thứ 3” thích hợp để áp dụng cho kế hoạch của Barack Obama, trong khi vẫn duy trì sự tồn tại của trận địa phòng thủ tên lửa ở Alaska và California.

Sau đây là bài phân tích về hệ thống AMD đang được người Mỹ xây dựng của chuyên gia Valery Shatskaya:

Hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ gồm các tên lửa GBI (Ground-Based Interceptor) phóng từ các xilo cố định đặt tại các bang Alaska và California, để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Đến cuối năm 2010 người Mỹ đã triển khai 31 tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 (*).

Đi cùng với đó là radar X-band biến thể trên biển hoạt động ở Thái Bình Dương đảm bảo cho các vụ phóng tên lửa thử nghiệm và các chiến dịch phòng thủ đang diễn ra. Ngoài ra, vào năm 1998, ở phía Bắc Na Uy đã triển khai radar chỉ thị sớm, nay đã được nâng cấp. Năm 2008, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ lên kế hoạch kết hợp hoạt động đồng thời trạm radar Globus-2 ở Na Uy với trạm radar ở Falingdeyls (Anh) trong khuôn khổ kế hoạch phòng thủ tên lửa cho châu Âu.

Tháng 9/2009, Obama công bố từ bỏ kế hoạch của chính quyền tiền nhiệm về việc triển khai 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trạm radar phòng thủ tên lửa tại Cộng hòa Séc. Thay vào đó, ông này đề xuất một cấu trúc phòng thủ tên lửa mới, gồm hệ thống tên lửa di động trên biển và trên đất liền.

Theo khái niệm mới, các thành phần AMD đang được triển khai trên lãnh thổ một số nước châu Âu và trên biển sẽ được gộp vào một hệ thống rộng lớn hơn với tên gọi AMD châu Âu, hay AMD NATO. Và một lần nữa, theo tuyên bố của nhà chức trách Mỹ, hệ thống được xây dựng nhằm bảo vệ trước nguy cơ tên lửa từ Iran. Hệ thống này được xây dựng trong 4 giai đoạn (**).




http://nghiadx.blogspot.com
Biểu đồ mô phỏng các giai đoạn xây dựng hệ thống AMD Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Theo ổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, dự kiến trước năm 2018 hệ thống AMD Mỹ sẽ được đưa vào hoạt động, nhưng thực tế sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2012.


Hệ thống mới khác biệt ở tính cơ động, cho phép Mỹ nhanh chóng phản ứng với các nguy cơ đang nổi lên từ bất kỳ hướng nào.

Ngoài ra, so với kế hoạch của George W. Bush với tầm triển khai rộng khắp châu Âu hiện nay, Mỹ hướng đến việc hệ thống AMD châu Âu được xây dựng dưới sự bảo trợ của NATO, vì hai lý do: Thứ nhất để chia sẻ các chi phí tài chính giữa tất cả các thành viên tham gia trong hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, qua đó giảm bớt gánh nặng tài chính cho Mỹ hoặc để đảm bảo sự phụ thuộc tài chính của một số nước. Thứ hai, có thể áp đặt việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm kiểm soát một tổ chức quốc tế, như NATO. Tuy nhiên, Mỹ cố tình che giấu mục đích này.

Ở Liên minh Châu Âu hiện nay thiếu vắng hệ hệ thống an ninh tập thể. Ngoài ra, còn có những bất đồng ý kiến làm cho các bên không thể xây dựng một chính sách đối ngoại chung và chính sách trong lĩnh vực phòng thủ. Bởi vậy, NATO vừa là cơ chế thực hiện các nhiệm vụ này, nhưng cũng vừa phải chịu sự lãnh đạo của Mỹ. Có thể, một vài nước (Pháp, Đức) vừa bị lôi cuốn vào việc xây dựng hệ thống an ninh Châu Âu, nhưng các nước nhỏ lại chỉ thiết tha với NATO. Trong bối cảnh như vậy, hệ thống AMD đối với Mỹ là nền tảng tác động lên Châu Âu.

(*) Từ năm 2002 đến cuối năm 2010 hệ thống AMD của Mỹ đã bao gồm các thành phần sau:

- 30 tên lửa chống tên lửa tầm xa phóng từ mặt đất để bảo vệ lãnh thổ
- Khu trục hạm với hệ thống Aegis
- Tên lửa đánh chăn “Standart-3” trang bị trên khu trục hạm với hệ thống Aegis
- Hệ thống radar đã được hiện đại hoá Cobra Dane đặt trên đảo Aleutian
- Nâng cấp các radar cảnh báo sớm (Beale Air Force Base, California; Falingdeyls, Vương quốc Anh, và Tula, Greenland)
- 7 tổ hợp radar di động X-band, với một hệ thống đã được triển khai tại Israel và một hệ thống tại Nhật Bản

(**) 4 giai đoạn xây dựng AMD:

• Giai đoạn 1, đến cuối năm 2011, triển khai một số hệ thống chống tên lửa để bảo vệ chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Xem xét vị trí triển khai tại Địa Trung Hải các tàu khu trục Aegis và tên lửa đánh chặn Standart-3 mod.1A, ngoài ra, radar AMD ở châu Âu, dự định không chỉ để cung cấp thông tin cho tên lửa của hệ thống đặt trên tàu chiến, mà còn cho tên lửa ở hai vị trí triển khai trên lãnh thổ Mỹ.

• Giai đoạn 2, đến năm 2015, xem xét triển khai các tên lửa đánh chặn biến thể hoàn thiện hơn SM-3 mod.1V và các phương tiên thông tin bổ sung. Giai đoạn này bao gồm việc triển khai các tổ hợp tên lửa chống tên lửa trên mặt đất trên cơ sở các tên lửa Standard-3 ở Nam Âu nhằm hỗ trợ bổ sung cho các hệ thống trên biển.

• Giai đoạn 3, đến năm 2018, dự kiến triển khai ở Bắc Âu một tổ hợp tên lửa tương tự như ở Nam Âu. Trong trường hợp này dự định sẽ trang bị cho các hệ thống mặt đất và trên tàu chiến các hệ thống Aegis với tên lửa đánh chặn Standart mod.2A.

• Giai đoạn 4, đến năm 2020, có nghĩa là đạt được các tính năng bổ sung để bảo vệ an toàn lãnh thổ Mỹ trước các ICBM được phóng đi từ Trung Đông. Trong thời gian này, sẽ có sự xuất hiện của SM-3 2V. Ngoài ra, giai đoạn này còn bao gồm việc hiện đại hoá các thành phần AMD đã triển khai từ các giai đoạn trước đó.

Đến cuối tài khóa 2011, cấu trúc hệ thống AMD bao gồm:

- 23 tàu chiến trang bị hệ thống Aegis có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, và có thể giám sát và theo dõi tên lửa tầm xa.
- 30 tổ hợp tên lửa đánh chặn trên mặt đất, đã được triển khai tại Alaska và California
- 87 tên lửa đánh chặn trên biển Standart-3 để đánh chặn tên lửa tầm trung
- 72 tên lửa chống tên lửa Standart-2 để đánh chặn phạm vi cuối của quá trình bay của tên lửa đạn đạo đối phương
- 2 tổ hợp THAAD
- 18 tên lửa đánh chặn THAAD
- 6 hệ thống radar AN/TPY-2
- 56 tổ hợp PAC-3
- 903 tên lửa đánh chặn PAC-3

0 nhận xét:

Đăng nhận xét