>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam
Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt. >> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến >> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc Hiện nay, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK. Năm 2008, Việt Nam đã đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V và năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 chiếc vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển gao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012. Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. Su-30MK2V của Việt Nam Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt. Đầu tiên phải nói đến cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể, ca bin đôi đã được làm với mục đích làm giảm mệt mỏi cho phi công, tăng cường khả năng chiến đấu đa mục đích của loại chiến đấu cơ này. Su-30MK được trang bị vũ khí hiện đại Những chiếc Su-30MK2 này được trang bị nhiều vũ khí mới nhằm tăng cường sức mạnh cũng như sức chiến đấu. Do không chỉ thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, Su-30MK2 của Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ đối hải, cho nên nó được trang bị một loạt các tên lửa chống tàu tiên tiến như tên lửa siêu âm Kh-31 chống tàu tầm ngắn, tên lửa không đối hạm tầm xa Kh-59MK, một biến thể của tên lửa không đối đất Kh-59M. Kh-59 Ovod (tiếng Nga: Х-59 Овод, định danh NATO AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV của Nga, với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng và tầm phóng là 115 km, do Viện Raduga thiết kế chế tạo. Tên lửa Kh-59 được thiết kế dựa trên loại tên lửa Kh-58 (NATO gọi là AS-11 Kilter). Raduga phát triển Kh-59 vào thập niên 1970 như một phiên bản tầm của Kh-25 (định danh NATO AS-10 Karen), như một vũ khí tấn công chính xác từ xa cho Su-24M và Mig-27. Tên lửa Kh-59M Kh-59 ban đầu được trang bị một động cơ nhiên liệu bột, và kết hợp với một máy gia tốc nhiên liệu bột ở đuôi. Bộ ổn định gấp nếp được đặt ở phía trước của tên lửa, với cánh và đuôi lái ở phía sau. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của động cơ phản lực RDK-300, người ta đã tạo ra các tên lửa hành trình tầm xa, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng. Dựa trên RDK-300, Viện Thiết kế chế tạo máy Raduga đã đề xuất 1 biến thể tên lửa hiện đại của Kh-59 mang tên Kh-59M Ovod-M (tiếng Nga X-59M Овод – M, định danh NATO AS-18 Kazoo) để thay thế cho các tên lửa mang động cơ nhiên liệu rắn trước đây. Kh-59M Việc hiện đại hóa, như một tất yếu, đã dẫn đến việc tạo ra một hệ thống tên lửa mới có thiết kế gần như khác hoàn toàn với biến thể trước đó, và có hiệu suất cao hơn nhiều. Khi hệ thống dẫn hướng được giữ nguyên, sự thay đổi lớn nhất được thực hiện ở thân tên lửa, cộng với việc thay thế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn trước đó bằng động cơ tuốc bin cánh quạt đẩy ở dưới thân và phía trước của cánh sau. Như bất kỳ tên lửa hành trình hiện đại nào, tên lửa Kh-59M có các bộ phận chính là vỏ lượn gồm thân, cánh, đuôi, động cơ xuất phát thường là động cơ tên lửa, động cơ hành trình thường là động cơ phản lực không khí và hệ thống điều khiển. Ở phần giữa thân tên lửa, người ta bố trí một khoang nhiên liệu có thể tích lớn với hệ thống thoát nước và cửa tiếp nhiên liệu. Ở phần phía sau vẫn giữ lại khối động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, hỗ trợ cho chế độ tốc độ cao sau khi tên lửa bắt đầu tách ra khỏi máy bay. Trước khi phóng, Kh-59M được nạp các dữ liệu cần thiết như bản đồ địa hình số hóa, ảnh mục tiêu. Khi có lệnh phóng, động cơ xuất phát đẩy nó rời khỏi ống phóng đến một độ cao nhất định rồi tách khỏi tên lửa, sau đó động cơ hành trình sẽ được khởi động để đưa tên lửa đến mục tiêu. Tên lửa có thể bay theo quĩ đạo hỗn hợp để tránh sự phát hiện và ngăn chặn của lực lượng phòng không đối phương. Sau khi được bắn đi, động cơ hành trình tên lửa được bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài trong quá trình bay, và có thể bay xa hơn nhờ động cơ tuốc bin phản lực khí. Tính năng khí động học của Kh-59M được tăng lên do tên lửa có khối lượng và kích thước lớn hơn. Tên lửa di chuyển bằng lực nâng khí động học, ổn định quĩ đạo bằng hệ thống định vị và có thể chuyển hướng bất kỳ lúc nào khi cần thiết. Việc sử dụng động cơ động cơ tuốc bin phản lực không khí đòi hỏi phải có sự thay đổi của hệ thống điều khiển tự động, nhận được từ bộ điều khiển động cơ, thực hiện khởi động, duy trì và kiểm soát việc cung cấp nhiên liệu và điều chỉnh độ cao và tốc độ tên lửa. Với việc trang bị động cơ phản lực tuốc bin khí, tầm hoạt động của tên lửa có thể lên tới 140 km, tầm bắn hiệu quả lên tới 120 km. Kh-59M có thể được phóng từ độ cao thấp (100 m), và bay ở độ cao xác định (từ 50 đến 1000 m), được dẫn hướng bằng hệ thống điều khiển tự động và cao kế vô tuyến (radar đo độ cao). Thể tích của khoang chứa động cơ nhiên liệu rắn trước đây đã được sử dụng để chứa số lượng đầu đạn nhiều gấp đôi. Ngoài đầu đạn xuyên giáp có khối lượng 320 kg, tên lửa có thể sử dụng thêm loại đầu đạn chụm và phá mảnh có khối lượng 280 kg. Kh-59M có thể phóng đi với tốc độ 600 đến 1.000 km/h và có độ chính xác khoảng 2 đến 3 m. Kh-59M cũng được trang bị trên các biến thể của máy bay chiến đấu Su-27. Nó được gắn vào máy bay nhờ thiết bị treo AKU-58-1. Còn trong trường hợp trang bị trên máy bay tấn công ném bom Su-24M, Kh-59M được sử dụng với hệ thống điều khiển hỏa lực SUO-1-6M và thiết bị treo tên lửa PK-9 mà không có bất kỳ sửa đổi của máy bay. Thông số kỹ thuật của tên lửa không đối đất Kh-59M: Tầm bắn: - Tối thiểu: 10 -15 km - Tối đa: 100 – 115 km - Điều khiển tự động: 40 km Tầm hoạt động: 140 km Độ chính xác: 2-3 m. Tốc độ: 860 đến 1.000 km/h Độ bay cao so với mặt nước biển: 7 m Độ bay cao so với mặt: 50, 100, 200, 600, 1.000 m. Trang bị trên máy bay: MiG-29K, Su-30M, Su-24M Tốc độ máy bay: 600 – 1.100 km/h. Độ cao phóng: 0,1 – 5 km. Số lượng tên lửa mang: 2 Chiều dài tên lửa: 5,69 m Đường kính tối đa: 0,38 m Sải cánh: 1,26 – 1,3 m Khối lượng: 920 kg (930 – 950 kg) Khối lượng đầu đạn: 320 kg. Thiết bị điều khiển: - Tầm hoạt động: 140 km. - Chiều dài: 4 m. - Đường kính:0,45 m - Khối lượng: 260 kg Kh-59MK Trên cơ sở của tên lửa không đối đất Kh-59M, Viện thiết kế chế tạo máy Raduga tiếp tục cho ra đời biến thể không đối hạm Kh-59MK có nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển. K-59MK đã được trình làng lần đầu tiên tại triển lãm MAKS-2001. Không giống như người anh Kh-59M, được trang bị với hệ thống dẫn hướng TV, Kh-59MK sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-59. Việc tăng cường máy gia tốc nhiên liệu cho phép tên lửa có thể bắn xa tới 115 đến 285 km. Tuy chỉ đạt tốc độ cận âm, nhưng uy lực công phá của nó thì vô cùng mạnh mẽ với đầu đạn 320 kg và một ưu điểm nữa là chi phí của nó ít hơn nhiều các tên lửa siêu âm. Theo các chuyên gia của Raduga xác suất bắn trúng một tàu tuần dương, tàu khu trục là 90 đến 96%, tàu, thuyền nhỏ – 70 đến 93 %. Tên lửa chống hạm Kh-59MK đã thông qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và đã được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Kh-59MK được trang bị trên các máy bay chiến đấu trong gia đình Su-27 trong đó có Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam. Do có khối lượng tương đối nhỏ - khoảng 930 kg, nên người ta có thể treo trên Su-30 tới 5 quả tên lửa này. Như vậy, Kh-59MK cùng với Kh-31 sẽ là cặp đôi tên lửa chống hạm hoàn hảo trên Su-30MK2 của Việt Nam, giúp cho máy bay chiến đấu siêu cơ động này phát huy hết khả năng khi tác chiến trên biển. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét