>> Kỉ nguyên máy bay thế hệ 6 đã bắt đầu
"Rất nhiều nước đã tới tấp bước vào vạch xuất phát trong vấn đề nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, Trung Quốc cần sẵn sàng". Tờ “Phương Đông” ngày 31/3 đăng bài viết của chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hổ. Bài viết cho biết, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy đề tài này đưa ra vẫn còn sớm. Máy bay chiến đấu không gian X-37B của Mỹ Đến nay, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trên toàn cầu phổ biến đều ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ. Có thể thấy, F-35 của Mỹ hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng nhằm bảo đảm đồng thời với việc nhanh chóng đưa vào sản xuất thì còn phải có khả năng kiểm soát giá thành có hiệu quả. Ngoài ra, T-50 của Nga còn đang ở giai đoạn bay thử của máy bay thử nghiệm công nghệ. Còn các nước khác tham gia nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đều cơ bản dừng lại trên giấy tờ. Như vậy, máy bay thế hệ thứ 5 hiện nay còn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất và trang bị toàn diện. Trên thực tế, thông qua một loạt các thông tin gần đây sẽ thấy rằng, rất nhiều nước đã tới tấp bước vào vạch xuất phát trong vấn đề nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, vấn đề thảo luận nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 đã không thể coi là còn sớm nữa. Trong một thời gian trước đây, Nhật Bản đã đưa ra ý tưởng nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 “i3”. Hầu như đồng thời, tờ “Thời báo Tài chính” Đức cho biết, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ kiến nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới bay ở độ cao và tốc độ lớn, tốc độ bay tối đa của nó có thể lên gấp 5 lần tốc độ âm thanh, bay ở độ cao có thể lên tới 10.000 m – đã tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển. Như vậy, loại máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ chính là một ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Ý tưởng máy bay thế hệ thứ 6 của Công ty Boeing, Mỹ. Hơn nữa, Mỹ đã thử bay X-47, X-37B, còn Pháp từng đưa ra máy bay chiến đấu không người lái NEURON trong triển lãm hàng không. Báo Phương Đông viết một loạt thông tin này thực sự đang nhắc nhở Trung Quốc: Rất nhiều nước đã bắt đầu sẵn sàng cho việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Con đường công nghệ của nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Hiện nay, con đường công nghệ nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 trên thế giới cơ bản có thể chia làm 2 loại: Loại thứ nhất là máy bay chiến đấu có độ cao và tốc độ lớn. “Máy bay chiến đấu không gian” X-37B chính là máy bay chiến đấu có độ cao và tốc độ lớn điển hình. Đặc điểm lớn nhất của nó là: không gian bay chủ yếu của nó là rìa ngoài bầu khí quyển hoặc là không gian vũ trụ bên ngoài bầu khí quyển. Còn tốc độ của nó có thể đạt gấp mấy lần, thậm chí mười mấy lần tốc độ âm thanh. Loại thứ hai là máy bay chiến đấu không người lái. X-47 B của Mỹ và NEURON của Pháp thuộc loại này. Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, loại máy bay chiến đấu không người lái này và máy bay không người lái trước đây có sự khác biệt rõ rệt: máy bay không người lái trước đây chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên chiến trường, còn nhiệm vụ tác chiến chỉ là một chức năng phái sinh của nó; về phương pháp kỹ thuật, máy bay không người lái trước đây hoặc là kiểm soát mặt đất, hoặc là bay có trật tự, còn máy bay X-47 của Mỹ và NEURO của Pháp hiện nay đều thuộc một trạng thái tự kiểm soát, nói cách khác, mức độ thông minh của chúng đã được cải thiện rất lớn, đây là một đặc điểm điển hình nhất trong phát triển công nghệ máy bay không người lái. Máy bay không người lái X-47B của Mỹ. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Nhật Bản có đặc điểm riêng Khi nói đến con đường công nghệ của những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 này, mọi người có thể sẽ quan tâm: tiêu chuẩn “i3” của “máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 Nhật Bản” thuộc một trạng thái như thế nào? Trần Hổ cho rằng, Nhật Bản vẫn đi theo con đường máy bay chiến đấu không người lái. Nhưng, nó lại khác với NEURO của Pháp và X-47B của Mỹ: máy bay không người lái của Mỹ và Pháp nghiêng hơn về tự kiểm soát tác chiến, còn con đường đi theo ý tưởng của Nhật Bản lại có độ khó công nghệ tương đối thấp. Trên thực tế, nó một trạng thái “kiểm soát không đối không”, tức là Nhật Bản đi trên con đường công nghệ “dùng máy bay chiến đấu có người lái để kiểm soát máy bay chiến đấu không người lái”. Trong con đường phát triển, do yêu cầu công nghệ đối với bản thân máy bay không người lái khác nhau, cho nên trung tâm nghiên cứu của họ cũng khác nhau. Mỹ và Pháp đi theo con đường phát triển máy bay không người lái tự chủ tác chiến, do đó họ đã có X-47 và NEURO. Còn Nhật Bản muốn phát triển một loại máy bay chiến đấu không người lái dùng cho “kiểm soát không đối không”. Độ khó công nghệ của trạng thái này không phải ở máy bay không người lái, mà ở máy bay kiểm soát. Máy bay thế hệ thứ sáu "i3" Nhật Bản. Cho nên, ý tưởng máy bay thế hệ thứ 6 “i3” do Nhật đưa ra, trọng điểm của nó là nghiên cứu phát triển được máy bay chiến đấu có người lái dùng để kiểm soát máy bay không người lái. Qua đó, có thể phát hiện, hai con đường công nghệ lớn của máy bay thế hệ thứ 6 còn có thể phân làm hai nhánh trong lĩnh vực máy bay không người lái. Nếu nói về phân nhánh chi tiết hơn, máy bay chiến đấu không người lái của Pháp và máy bay chiến đấu không người lái của Mỹ cũng có chút khác biệt. X-47 của Mỹ nghiêng hơn về tấn công đối đất, còn NEURO của Pháp thì nghiêng về chiến đấu trên không. Nói về độ khó công nghệ, máy bay không người lái chiến đấu trên không tự chủ kiểm soát còn khó hơn máy bay không người lái kiểu tấn công tự chủ kiểm soát. Tình hình nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 thay đổi Trong thời đại máy bay thế hệ thứ 3 trước đây, trên quốc tế, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến cơ bản phân thành 3 bộ phận lớn: Bộ phận thứ nhất là Mỹ; bộ phận thứ hai là Liên Xô (Nga hiện nay); bộ phận thứ ba là một số nước phát triển của châu Âu, như Anh, Pháp… Đến thời đại máy bay thế hệ thứ 5, bố cục nghiên cứu phát triển đã bắt đầu có những thay đổi. Các nước phát triển châu Âu không nghiên cứu phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, vì vậy trên thực tế là Mỹ độc tôn, Nga bám gót theo sau. Còn một số nước châu Á, chẳng hạn Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng tích cực gia nhập hàng ngũ nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 5. Mô hình máy bay tấn công tàng hình không người lái NEURO của Pháp Còn đối với máy bay thế hệ thứ 6 đang ở trong giai đoạn nghiên cứu phát triển mang tính ý tưởng hiện nay, sự thay đổi bố cục quốc tế còn rõ ràng hơn trạng thái xuất hiện của máy bay thế hệ thứ 5. Mỹ vẫn thuộc trạng thái độc tôn: cho dù là máy bay chiến đấu có độ cao và tốc độ lớn hay máy bay chiến đấu không người lái, Mỹ đều có chương trình nghiên cứu phát triển và mô hình nghiên cứu tương ứng. Còn Nga đến nay vẫn chưa thấy có ý tưởng hoặc chương trình nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6. Trong các nước châu Âu, mặc dù có NEURO của Pháp, nhưng lại biểu hiện như một trạng thái yếu ớt, bởi vì nó hoàn toàn không thể so sánh được với trạng thái tích cực khi châu Âu nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ ba trước đây. Trái lại, một số nước châu Á lại tích cực chưa từng có trong việc đưa ra ý tưởng máy bay thế hệ thứ 6: Nhật Bản đưa ra máy bay “i3”, còn Ấn Độ đưa ra máy bay chiến đấu tiên tiến có độ cao và tốc độ lớn. Trên thực tế điều này cũng phản ánh quyết tâm và tự tin của các nước đi sau trong việc cố gắng bước vào câu lạc bộ hàng không đỉnh cao quốc tế. Mặc dù hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận ý tưởng, nhưng tin rằng đã có thảo luận về ý tưởng này, thời gian máy bay thế hệ thứ 6 thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu loại sẽ không còn quá lâu. Phương Đông báo viết, nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến hiện nay, trong 20 năm nữa, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay thế hệ thứ 6 bay trên bầu trời. Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành lấy quyền kiểm soát trong tương lai, hành vi hiện tại đúng lúc đã nghiệm chứng được câu nói thịnh hành: không thể thua ngay trên vạch xuất phát. Mô hình máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến AMCA của Ấn Độ tại Triển lãm hàng không năm 2009. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét