>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 2)


Muốn đấu tranh thì trước hết phải tồn tại. Do đó, để tránh các đòn chí tử từ các chiến dịch chế áp đường không, các trạm radar thụ động được quan tâm và đề cao.

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 1)


‘Mâu’ và ‘thuẫn’ trong thời đại tàng hình

Khác với radar chủ động, radar thụ động không thể xác định được khoảng cách đến mục tiêu. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng một ăngten rất cao để thu những sóng dài và sóng viba, nó có thể xác định nguồn của bức xạ một cách chính xác cũng như phân biệt được các mục tiêu gần.




http://nghiadx.blogspot.com
TAMARA-tiền thân của Vera-E. Ảnh: Ausairpower

Thụ động để sống sót

Hiểu rõ bất cập của việc sử dụng radar chủ động, đặc biệt khi công nghệ tàng hình được áp dụng triệt để cho máy bay chiến đấu, các nhà khoa học đã để tâm nghiên cứu radar thụ động, có khả năng thu bắt được những tín hiệu điện từ trường, dù nhỏ nhất của vật thể bay trong khi tăng khả năng sống sót cho hệ thống trinh sát radar trước chiến thuật SEAD.

Không có trạm phát nhưng sử dụng từ 3-4 trạm thu, radar thụ động đo độ chênh lệch về thời gian của các xung điện từ do mục tiêu phát ra, người ta có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không, trên biển và đất liền.

Tổ hợp radar thụ động đầu tiên xuất hiện là KOPAC, gồm 4 cabin đặt trên xe rơ-mooc, có khả năng theo dõi từ 1-6 mục tiêu cùng lúc. Tiếp sau đó là sự ra đời của RAMONA và các biến thể. Tổ hợp này có khả năng phát hiện mục tiêu trên cạn, trên không và dưới biển bằng việc phân tích các xung điện từ ở tần số từ 0,8-18 GHz. Nó có khả năng phát hiện và theo dõi đến 20 mục tiêu trong vòng 100 độ so với trạm trung tâm của tổ hợp.

Sau đó, TAMARA ra đời đã đáp ứng được yêu cầu chiến thuật và chiến lược của hệ thống phòng không. Tổ hợp này có thể phát hiện ra máy vô tuyến định vị, tổ hợp nhận diện “bạn-thù”, máy phát vô tuyến điện, máy đo khoảng cách DME, hệ thống trao đổi thông tin chiến thuật JTIDS, máy tạo nhiễu… hoạt động ở dải tần từ 0,82-18 GHz.

Thành tựu mới nhất và hứa hẹn nhất của tổ hợp radar bị động là PSS VERA, với biến thể xuất khẩu là VERA -E. Trong báo cáo thực hiện năm 2011 của mình, Barry Watts, thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ, đã gọi VERA-E là giải pháp “đầy hứa hẹn” của công nghệ chống tàng hình.

Khắc tinh của “siêu phẩm” F-22

Theo một số nguồn tin thì Vera-E có khả năng phát hiện được cả những loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí là cả F-22 và F-35, có thể tự động theo dõi 300 mục tiêu cùng lúc. Vậy điều gì mang lại khả năng kỳ diệu này cho Vera-E.

Tổ hợp VERA điển hình gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).

VERA có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Ăng ten trạm thu của Vera-E. Ảnh: Defence Studies

Bằng cách so sánh thời gian tới của tín hiệu thu được ở 3 xung, hệ thống có khả năng tìm ra mục tiêu (lấy giao thoa của các mặt hipeboloite tạo ra từ xung thu được để xác định khoảng cách và góc phương vị cũng như độ cao của mục tiêu; sau đó dùng phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” để xác định toạ độ mục tiêu), đồng thời gửi thông tin đó cho các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không để tiêu diệt mục tiêu khi thích hợp.

Ngoài Czech, VERA hiện đã có mặt tại Mỹ, Estonia. Dù tỏ ra rất quan tâm đến tổ hợp này giống như Ai Cập, Malaysia, Pakistan… nhưng Trung Quốc hiện vẫn chưa được toại nguyện dưới sức ép từ Washington. Việt Nam cũng đang tiến hành thảo luận để mua tổ hợp radar thụ động này và theo giới truyền thông Czech, việc mua bán dường như không hề gặp trở ngại gì đáng kể.

Bên cạnh phương pháp dùng radar, người ta còn dùng các sensor hồng ngoại để phát hiện các dấu hiệu hồng ngoại của mục tiêu tàng hình (chủ yếu là tên lửa) ở cự li ngắn và dùng các sensor quang điện trên máy bay tiêm kích để phát hiện các phương tiện bay tàng hình.

Hiện Mỹ đã thử nghiệm hệ thống sử dụng sự hỗn tạp của các loại sóng điện từ có bước sóng dài hiện bao phủ trái đất (gọi chung là tiếng ồn điện tử) để phát hiện mục tiêu di động, thay cho các trạm radar quân sự. Hệ thống này có khả năng phát hiện những mục tiêu di động có kích thước từ 10 m2 trở lên trong phạm vi 190km. Ưu thế của hệ thống này là nó không có máy phát radar của chính mình nên không thể bị phát hiện, do đó, không lo bị đối phương đánh trả hoặc chế áp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét