girl xinh Vietnam lam avatar ban nhe
Hinh girl xinh Vietnam lam avatar ban nhe
Xem them avatar dep lam avatar facebook
girl xinh Vietnam lam avatar
girl xinh Vietnam lam avatar
girl xinh Vietnam lam avatar
Nhung hinh avatar dep
Xem them avatar dep lam avatar facebook
girl xinh Vietnam lam avatar
girl xinh Vietnam lam avatar
girl xinh Vietnam lam avatar
Nhung hinh avatar dep
Bạn là thiên thần nào? Thiên thần chiến tranh sống vì vinh quang? Thiên thần ánh sáng với trái tim trong trắng? Thiên thần gió với đôi cánh tự do? Hãy làm bài trắc nghiệm này để tìm ra nhé.
Bài trắc nghiệm này có một đáp án bí mật. Hãy thử xem bạn có thể tìm ra đáp án đó không? ^_^
1. Bạn thích màu gì nhất? | |||
Bạc | Vàng | ||
Đen | Trắng | ||
Đỏ | Xanh biển | ||
Xanh cây | Tím | ||
Hồng | Tam thể | ||
................................ ~*~ ................................ | |||
2. Bạn sẽ chọn con vật nào làm thú cưng của bạn? | |||
Mèo | Báo | ||
Rắn | Chim | ||
Chuột bạch | Thỏ | ||
'Thú cưng' là cái gì vậy? | Lỡ giết hết bọn quanh đây rồi. | ||
Tôi ghét động vật kiểng | |||
................................ ~*~ ................................ | |||
3. Tôi luôn muốn đạt được kết quả tốt nhất trong mọi việc tôi làm. | |||
Rất đồng ý | Đồng ý | ||
Không có ý kiến | Không đồng ý | ||
Rất không đồng ý |
Theo một tiết lộ chấn động mới đây, Mỹ từng hợp tác với New Zealand thử nghiệm loại bom có thể gây ra những trận sóng thần kinh hoàng. >> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử Trận sóng thần ập vào bờ đông Nhật Bản hồi tháng 3.2011 - Ảnh: AFP Nhiều năm qua, những chương trình vũ khí tuyệt mật không ít lần khiến dư luận hãi hùng. Điển hình như kế hoạch phát triển “bom đồng tính” để khiến binh sĩ đối phương nổi lòng hươu dạ vượn với người cùng giới. Mới đây, tờ The Daily Telegraph phơi bày một dự án “động trời” của quân đội Mỹ. Đó là bom sóng thần. Thông tin này khiến dư luận không khỏi kinh hãi khi những hình ảnh thảm khốc về trận sóng thần tàn phá Nhật Bản hồi tháng 3.2011 vẫn chưa phai nhòa. Dự án Hải cẩu Dự án bom sóng thần được tiết lộ bởi ông Ray Waru, một tác giả người New Zealand vừa xuất bản quyển sách Các bí mật và kho báu. Ông đã khám phá bí mật động trời này khi lục tung kho tài liệu lịch sử của New Zealand. Theo đó, loại bom sóng thần, do Mỹ hợp tác với New Zealand nghiên cứu thông qua dự án Hải cẩu, được thiết kế để nhấn chìm một thành phố bằng cơn sóng cao 10 m. Đây là sản phẩm từ ý tưởng của sĩ quan hải quân Mỹ tên E.A.Gibson vào năm 1944. Lúc bấy giờ, sĩ quan Gibson đặc biệt lưu ý việc sóng lớn nổi lên xung quanh các hòn đảo Thái Bình Dương sau khi quân đội dùng chất nổ phá hủy các rạn san hô trong vùng. Bắt đầu từ đây, một loạt thử nghiệm được triển khai quanh New Zealand trong Thế chiến 2, nhằm đánh giá tính khả thi của bom sóng thần. Dường như việc nghiên cứu bom nguyên tử vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Vì thế, Washington muốn sở hữu thêm một loại bom đủ sức cuốn sạch những thành phố ven biển xuống lòng đại dương. Dựa trên tình hình thời Thế chiến 2, dự án Hải cẩu nhiều khả năng được phát triển để nhằm vào Nhật Bản, vốn là một trong 3 thành viên chủ chốt của phe trục hồi đó. Theo một số hồ sơ lưu trữ, các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại 2 địa điểm chính. Ban đầu là gần New Caledonia, hòn đảo phía bắc New Zealand. Sau đó, việc thử nghiệm diễn ra ngoài khơi bán đảo Peninsula, cách thủ đô Auckland khoảng 48 km về hướng bắc. Tổng cộng, Mỹ và New Zealand đã kích nổ khoảng 3.700 quả bom trong hơn 1 năm tiến hành thí nghiệm. Từ các cuộc thử nghiệm, Washington kết luận rằng kích nổ cùng lúc vài quả bom, nằm xếp hàng cách bờ khoảng 8 km, được nhồi tổng cộng 2.200 tấn thuốc là đủ sức tạo một trận sóng thần lớn. Tác giả Waru đã tiết lộ điều này dựa trên các tài liệu mà ông tìm hiểu, theo tờ The Daily Telegraph. Thế nhưng, trong lúc các cuộc thử nghiệm đang diễn ra hết sức khả quan, quân đội Mỹ quyết định hủy bỏ dự án Hải cẩu vào năm 1945, trước khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, New Zealand vẫn tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu bom sóng thần cho đến thập niên 1950. Nga cũng từng thử ? Đến nay, nhiều người chẳng thể quên trận sóng thần năm 2011 giết chết hơn 15.000 người Nhật Bản và gây thiệt hại hàng trăm tỉ USD. Trước đó, vào năm 2004, trận sóng thần ở Ấn Độ Dương cũng lấy đi mạng sống của ít nhất 230.000 người ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan... Đó là còn chưa kể đến tổn thất về vật chất và di chứng lâu dài cho các thế hệ sau. Vì thế, nếu được hoàn tất thử nghiệm và sản xuất trên thực tế, bom sóng thần là vũ khí hủy diệt hàng đầu mà con người từng chế tạo. Ngoài Mỹ và New Zealand, Nga cũng từng ôm tham vọng chế tạo loại vũ khí phá hủy hàng loạt dựa theo sức mạnh của thiên nhiên. Trang mạng Russia & India Report từng dẫn một số thông tin cho rằng tàu ngầm hạt nhân AS-12 Losharik của Nga thực chất được thiết kế để mang theo ngư lôi nhiệt hạch T-15 với đường kính đến 1,5 m vốn có từ thời Liên Xô. Loại ngư lôi này, nếu được khai hỏa ở độ sâu 6.000 m, có thể tạo nên trận sóng thần đủ sức cuốn trôi toàn bộ bờ Đông hoặc Tây của Mỹ xuống đáy đại dương. Tuy nhiên, lâu nay, Moscow chỉ thừa nhận AS-12 Losharik là tàu lặn, phục vụ cho công tác thám hiểm Bắc Cực. Mỹ xác nhận dự án tối mật Perfect Citizen Tờ The Christian Science Monitor ngày 4.1 đưa tin Cục An ninh quốc gia (NSA) xác nhận đang tiến hành chương trình Perfect Citizen (tức Công dân hoàn hảo) với chi phí 91 triệu USD. Chương trình nhằm phát triển công nghệ bảo vệ hệ thống điện nước này và các hệ thống như cung cấp khí đốt trước các cuộc tấn công mạng. Hồi năm 2010, báo The Wall Street Journal từng tiết lộ về “Công dân hoàn hảo”. Tuy nhiên, NSA đến nay mới chính thức công bố tài liệu mật liên quan. |
Nhiều ý kiến nhận định căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật thời gian qua giống như bối cảnh đã làm bùng phát cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. >> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa" Khu vực Đông Bắc Á Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, hay ngắn gọn hơn là Thế chiến I, là một trong những cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất và gây ra hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Nhìn lại lịch sử 100 về trước, nhiều nguyên nhân làm bùng phát Thế chiến I đã được chỉ ra. Ngoài nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc thì những nguyên nhân trực tiếp được chỉ ra là liên minh quân sự, chạy đua vũ trang và chủ nghĩa dân tộc. Các nhà phân tích cho rằng những điều này dường như đang lặp lại trong bối cảnh căng thẳng ở Đông Bắc Á không ngừng gia tăng, đặc biệt là thế đối đầu giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, nguy cơ bùng nổ xung đột liên quan tranh chấp quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền được các nhà phân tích ví với sự kiện khởi đầu cho Thế chiến I. Cách đây gần 100 năm, Thế chiến I đã bùng phát (tháng 8/1914) giữa hai phe, một bên là Khối Liên minh (Đức-Áo-Hung) với Khối Hiệp ước (Anh-Phap-Nga). Thời kỳ này, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng. Các liên minh được hình thành đã làm cho tình hình thế giới trở nên cực kỳ căng thẳng. Chỉ cần một xung đột nhỏ có thể trở thành xung đột quốc tế. Tại khu vực Đông Bắc Á hiện nay, liên minh chính trị-quân sự giữa Mỹ và một số nước trong khu vực được nhận định đang hình thành thế bao vây Trung Quốc. Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đang được triển khai trên thực tế. Mỹ đã lập ra một hệ thống các liên minh và các căn cứ quân sự, các đối tác chiến lược trên khắp khu vực, như Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản để đối chọi với Trung Quốc. Về vấn đề chạy đua vũ trang tại khu vực không phải bây giờ mới nóng khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba mà đã được bàn đến trong nhiều năm qua với ngân sách quốc phòng không ngừng tăng của Trung Quốc. Theo xu hướng hiện nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên mức 238,2 tỷ USD vào năm 2015 (so với 119,8 tỷ USD của năm 2011). Như vậy, tốc độ gia tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trung bình mỗi năm lên tới gần 19%. Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội một cách rất mạnh mẽ với tham vọng thu hẹp sự chậm tiến 20 - 30 năm hiện nay. Trung Quốc đang mạnh tay chi cho các dự án phát triển các loại máy bay chiến đấu kiểu Thành Đô J-10B hoặc hiện đại hơn là J-20, tương tự F-22 của Mỹ. Tên lửa, đặc biệt là loại đối không tầm xa, cũng nằm trong diện được ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Bắc Kinh đang nỗ lực cải thiện các khả năng không gian cho loại tên lửa này. Về hải quân, Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa khả năng tốc độ cho các tàu chiến của Quân giải phóng nhân dân (PLA). Mục tiêu tối thượng là trang bị bằng được ít nhất một tàu sân bay thực thụ và điều này có vẻ đang được hiện thực hóa với việc đại tu chiếc Varyag mua lại của Ucraina năm 1998. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy nhanh việc tự chế tạo một tàu sân bay cho hải quân. Tàu hải quân Trung Quốc Trước năng lực quốc phòng ngày càng gia tăng cũng như hành động mang tính quyết đoán của Trung Quốc đối với tranh chấp Senkaku, Nhật Bản cũng đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng. Ngày 29/1, Nội các Nhật Bản đã phê chuẩn tổng ngân sách trị giá 92.600 tỷ yên (1.020 tỷ USD) cho tài khóa 2013. Trong số đó, ngân sách quốc lên tới 4.753,8 tỷ yên (52,5 tỷ USD), tăng 40 tỷ yên so với tài khóa 2012. Đây cũng là lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua, Nhật Bản quyết định mở rộng chi tiêu quốc phòng. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên trong 8 năm qua, Nhật Bản cũng tăng thêm 287 quân nhân cho SDF, hiện có khoảng 228.000 người. Nhiều nước xung quanh khu vực này như Nga, Indonesia…cũng tăng ngân sách quốc phòng và đẩy mạnh mua sắm vũ khí. Tương tự như bối cảnh trước khi nổ ra Thế chiến I, chủ nghĩa dân tộc hiện cũng được nhắc tới nhiều tại Nhật Bản và Trung Quốc. Giới phân tích nhận định những nguy cơ càng nghiêm trọng và rõ nét hơn sau cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012 ở Nhật Bản. Kết quả là một nội các mới của Nhật Bản đã được thành lập, chủ trương thi hành chính sách dân tộc thuần túy và cứng rắn, sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ "Washington Post” của Mỹ ngày 21/2 cho rằng chương trình giáo khoa mang nặng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đã cổ xúy tâm lý chống Nhật. Theo ông Abe, tâm lý chống Nhật bắt nguồn từ chương trình giáo dục đã cản trở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đồng thời hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Một tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản dùng vòi rồng xua đuổi các tàu "lạ" xâm nhập vùng biển gần Senkaku Một trong những vấn đề nóng nhất hiện nay là nguy cơ xảy ra xung đột Trung-Nhật liên quan tới tranh chấp quần đảo Senkaku. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng một cuộc xung đột có thể nổ ra chớp nhoáng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Việc Nhật Bản “quốc hữu hóa” các hòn đảo này, sau đó là các cuộc tập trận diễn ra liên tục của cả hai nước ở gần khu vực Senkaku càng làm tăng thêm nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột công khai. Trong trường hợp này, nước Mỹ khó có thể đứng ngoài cuộc. Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) vừa công bố một báo cáo cho thấy Mỹ "có thể can dự trực tiếp vào một cuộc xung đột quân sự" giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan tới quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Báo cáo của CRS nhận định: "Trung Quốc đã gia tăng các hành động khiêu khích bằng cách điều cả tàu quân sự và tàu hải giám cũng như máy bay tới khu vực trên (Senkaku)" kể từ khi Chính phủ Nhật Bản mua một số đảo thuộc quần đảo này từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng Chín. Báo cáo cũng cho rằng việc Trung Quốc chĩa rađa về phía tàu khu trục Nhật Bản ở vùng biển gần quần đảo không người nói trên "được coi là hành động leo thang đáng kể trong vụ đối đầu này". Theo đó, "Nhật Bản có nhu cầu cấp thiết tăng cường lực lượng quân đội, được gọi là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, để tăng cường khả năng phòng vệ ở phía Tây Nam quần đảo này (Senkaku)". Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm rằng một nguyên nhân sâu xa nữa dẫn đến tình hình căng thẳng địa chính trị và chủ nghĩa dân tộc hiện nay ở châu Á là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sâu sắc. Các cường quốc đang thổi bùng lên một cuộc chạy đua thực dân mới trên khắp thế giới để giành nguyên liệu, thị trường và nhân công rẻ... (BĐO) |
Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh. >> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc >> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam Tấn công bằng tên lửa. Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại. Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur - Một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng... Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Dưới đây là bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương. Trong thời gian chiến tranh, tầu ngầm có nhiệm vụ: Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải; Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm; Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng. Tầu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (theo một nguồn tin quân sự Nga, tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này). Tấn công các mục tiêu hỗ trợ hạm tầu. Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tầu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch; Sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang. Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động. Tính năng chiến thuật cơ bản của tầu ngầm Các tính năng chiến thuật của tầu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao. Tính chất cơ bản của tầu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động. Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương. Nhưng giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật: Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt đông cơ động tầu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra. Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực. Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tầu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tầu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý; Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất. Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi. Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là: Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ xung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự. Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tầu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu. Những đặc điểm hạn chế của tầu ngầm: Khó sử dụng tầu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển. Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế - có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp. Vũ khí trang bị: Vũ khí trang bị trên tầu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ. Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tầu ngầm có khả năng tấn công các tầu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tầu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý. Triển khai các hoạt động tác chiến Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tầu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu. Triển khai hoạt động tác chiến – Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tầu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Triển khai tác chiến. Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tầu ngầm (tầu nổi). Triển khai hoạt động tác chiến: Tầu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tầu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tầu trong đội hình tác chiến. Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tầu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại.. Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai. Tuyến kiểm soát - Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tầu ngầm với tầu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tầu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin. Hoạt động tác chiến Hoạt động tác chiến của tầu ngầm chống tầu ngầm đối phương và các hạm đội tầu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tầu khác nhau về chủng loại. 1. Hoạt động tác chiến của phân đội tầu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp). Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tầu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển. Phương pháp tấn công tiêu diệt tầu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển. Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật. Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tầu liên hợp với tên lửa bờ biển. Triển khai mìn chống tầu. Triển khai mìn ngư lôi chống tầu ngầm. Hoạt động của ngư lôi chống tầu ngầm . 2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tầu nổi, tầu chiến và các đoàn tầu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tầu ngầm. Phóng ngư lôi - mìn chống tầu. Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tầu vận tải, cụm tầu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tầu ngầm và các tầu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị. Hoạt động tác chiến phòng thủ của tầu ngầm Vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương: - Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến; - Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tầu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến. Cơ động ngụy trang che mắt địch Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tầu ngầm. Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tầu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn. Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phỗi hợp giữa các tầu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn. Cơ động ngụy trang của tầu ngầm- Cụm tầu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định ( tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang. Chỉ huy trưởng cụm tầu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân. (Theo Tiền Phong ) |